Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012

Apple mua lại Quattro để ganh đua với Google

apple-quattroApple vừa công bố việc mua lại hãng quảng cáo Quattro Wireless để tiếp thêm sức mạnh cho hãng trong lĩnh vực quảng cáo trên di động nhằm cạnh tranh với gã khổng lồ Google .

Quattro đã công bố thương vụ này trong mục blog trên website của hãng vào hôm qua (5/1) nhưng chưa đưa ra mức giá mua lại. Phát ngôn viên của Apple cũng từ chối cho biết mức giá mà hãng sẽ trả cho thương vụ này. Nhưng trên nhiều trang tin công nghệ đã đăng việc Apple sẽ chi 275 triệu USD để mua lại Quattro.

Nhà phân tích Brian Marshall của Broadpoint Amtech đã gọi thương vụ này là "vụ mua lại có chiến lược tốt" và cho biết, điều đó phù hợp với kế hoạch mua lại các hãng công nghệ nhỏ của Apple để tiếp thêm sinh lực cho công việc kinh doanh của hãng.

Mạng quảng cáo của Quattro đã kết nối các trang web di động và các ứng dụng smartphone. Hãng cung cấp quảng cáo cho hơn 100 Quốc Gia và các đối tác mạng của hãng, gồm National Football League, CBS Interactive và Time.

Ông cũng cho biết, thương vụ này là một dấu hiệu của sự ganh đua ngày càng gia tăng giữa Apple và gã khổng lồ trong lĩnh vực tìm kiếm trên web –Google.

Rõ ràng là Apple và Google đang tiếp tục các hoạt động song song nhau và đều hướng về quảng cáo trên smartphone. Cả hai đang cố gắng để kiếm được nhiều tiền nhất từ nguồn lợi trực tuyến.

Gần đây, Google cũng đã chi 750 triệu USD để mua lại AdMob, một đối thủ cạnh tranh của Quattro mà Apple cũng cố gắng để mua lại. Và Apple đã mua lại Quattro trong cùng ngày Google tiết lộ smartphone của chính hãng – chiếc Nexus one. Thị trường quảng cáo trên di động đang khá màu mỡ và thu hút nhiều hãng lớn để mắt tới. Chẳng hạn như, trong những năm gần đây, Microsoft và Yahoo cũng mua lại các công ty công nghệ quảng cáo trên di động.

Apple từ chối bình luận về những kế hoạch của hãng đối với Quanttro.

Apple có hơn 30 tỷ USD tiền mặt và tài sản đảm bảo nhưng hiếm khi tạo ra các thương vụ mua lại. Hãng đã mua dịch vụ nhạc số Lala hồi tháng 12 nhưng không tiết lộ về giá, mua lại nhà sản xuất chip PA Semi vào năm 2008 với giá được thông báo là 278 triệu USD.

(Thanh Phương -

Theo VnMedia/Cnet)

Share:

Thứ Năm, 29 tháng 11, 2012

Toyota liệu có giữ được ngôi vị số một thế giới?

yotota-brandNăm 2008, lượng tiêu thụ ô tô của hãng xe Toyota Nhật Bản đã thành công vượt qua được General Motors (GM) và trở thành hãng xe hơi lớn nhất toàn cầu. Tuy nhiên, hãng xe này đang có nguy cơ để tuột mất ngôi vị quán quân này vào tay hãng xe của Đức Volkswagen.

Trong lúc GM phá sản, rơi vào cuộc khủng hoảng kinh doanh, cuộc chiến tranh giành thị trường xe hơi năm 2009 tập trung chủ yếu vào hai hãng xe Toyota và Volkswagen. Trong năm qua, thắng lợi của Volkswagen chủ yếu được lợi từ thị trường châu Âu và mức tăng trưởng khá nhanh về lượng tiêu thụ xe hơi tại thị trường Trung Quốc; Ngược lại với Toyota, thị trường Bắc Mỹ vẫn là chiến trường chủ lực của Toyota, lượng tiệu thụ xe hơi của hãng này tại Trung Quốc cũng đạt mức tăng trưởng khổng lồ, nhưng cuối cùng vẫn không phải là đối thủ của Volkswagen. Ngoài ra, lượng tiêu thụ xe hơi của Toyota tại Trung Quốc vẫn bị hãng xe khác của Nhật Bản – Nissan đuổi kịp.

Theo phương tiện truyền thông nước ngoài, là một đại gia về tiêu thụ xe hơi tại Mỹ, mức tăng về lượng tiêu thụ xe hơi của Toyota năm 2009 giảm 20%, từ 2,218 triệu chiếc của năm 2008 xuống còn 1,77 triệu chiếc. Mặc dù thị phần của Toyota trên thị trường Mỹ vượt xa Volkswagen, nhưng lượng tiêu thụ khổng lồ đã bị sụt giảm và đã khiến Toyo chịu tác động nặng nề. Lịch sử liên tục đạt lợi nhuận trong 71 năm liên tiếp mà Toyato có được đã chấm dứt ở năm 2008, khi khủng hoảng tài chính cuốn sạch thị trường xe hơi trong năm 2009, mức độ thua lỗ của hãng Toyota càng lớn hơn, điều này cũng khiến vị trí của Toyota trên thị trường càng lung lay hơn trong gió bão.

Mặc dù, trong năm 2009, Volkswagen và Toyota đều đã trải qua các sự cố thu hồi xe trên toàn cầu, nhưng vài vụ thu hồi xe của Toyota và bản thành tích không mấy thành công của hãng đã hình thành hiệu ứng tiêu cực hai chiều. Một loạt sự cố thu hồi bị giới truyền thông phóng đại, đã vấp phải sự nghi ngờ về "phương thức sản xuất của hãng Toyota" vốn được coi là tấm gương của toàn cầu. Do đó, tân chủ tịch tập đoàn Toyota Akio Toyoda mới lên nắm quyền không lâu đã phải gấp rút điều chỉnh chiến lược, tuyên bố mục tiêu giành 15% thị phần toàn cầu mà hãng đã sớm vạch ra sẽ bị hủy bỏ, trọng tâm công tác cần phải quay về chất lượng xe hơi và nhu cầu khách hàng sử dụng.

Khi GM đang từ ngôi vị hãng xe hơi số một về lượng tiêu thụ rơi vào tình trạng phá sản, tuy Toyota chưa theo gót, nhưng cũng đã chịu tác động không nhỏ. Thực tế đã chứng minh, việc tập trung quá mức vào lượng tiêu thụ, rất có thể gây lơ là đến hệ thống chất lượng sản phẩm và mức độ hài lòng của người tiêu dùng. Đây là điều cấm kỵ lớn nhất dành cho những doanh nghiệp có lịch sử 100 năm, thiếu cẩn thận sẽ phạm sai lầm.

Bước ra khỏi tình trạng lợi nhuận đóng băng, tiếp tục củng cố địa vị "ông anh cả" trên thế giới không còn là mục tiêu hàng đầu của Toyota trong năm nay. Đối với một doanh nghiệp đa Quốc Gia , điều sợ hãi nhất chính là mất đi lòng tin của người tiêu dùng. Một hãng xe được toàn cầu ưa chuộng không thể vì vài lần thu hồi xe mà bị đánh giá là có chất lượng kém. Nâng cao niềm tin chất lượng sản phẩm, khôi phục danh dự của thương hiệu sẽ là nhiệm vụ quan trọng nhất của Toyota trong năm 2010.

(Đặng Quân -

Theo VITInfo/CE.cn)

Share:

Thứ Tư, 28 tháng 11, 2012

10 thương hiệu nào được NTD tín nhiệm nhất?

intel-brand-valueĐứng vững trong giai đoạn bão táp của nền kinh tế là những tên tuổi có chiến lược phù hợp với thị trường tiêu dùng từng địa phương.

Dưới đây là những nhãn hiệu hàng hóa trong danh sách 100 công ty đa Quốc Gia được khách hàng tín nhiệm nhất hiện nay do Tạp chí Business Week bình chọn.

1. Coca-Cola

Sản phẩm nước giải khát không có ga của nhà sản xuất này đưa ra thị trường chỉ trong một thời gian ngắn đã giành được tín nhiệm người tiêu dùng. Sự thành công này đã giúp công ty vượt qua một năm nhiều khó khăn của các nhà sản xuất nước giải khát.

2. IBM

Nhà cung cấp giải pháp CNTT hàng đầu thế giới đã nỗ lực khuyếch trương bằng cách tập trung vào các dự án làm sạch nước, làm sạch không khí, phương tiện chăm sóc sức khỏe và giao thông công cộng.

3. Microsoft

Lần đầu tiên Microsoft ghi nhận doanh số phần mềm bá ra giảm sút, nhưng đây cũng là thời điểm để công ty tăng cường các biện pháp cạnh tranh và tung ra dịch vụ tìm kiếm thông tin trực tuyến mang tên Bing.

4. General Electric

Nhà sản xuất nổi tiếng về những sản phẩm điện tử tiêu dùng tiết kiệm điện và thân thiện với môi trường bắt đầu làm mới hình ảnh của mình thông qua việc cung cấp những giải pháp còn thiếu cho lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

5. Nokia

Vẫn tụt hậu trong phân khúc điện thoại thông minh nhưng danh tiếng của Nokia không phai mờ. Nhà sản xuất tập trung vào các dòng điện thoại dễ sử dụng và giá cá phù hợp để nổi trội trên thị trường tiêu thụ.

6. McDonald

Các món ăn nhanh của McDonald đã nổi lên như một mặt hàng giá rẻ trong thời buổi khó khăn, đặc biệt là đồ uống McCafé đã giúp doanh số bán ra tăng mạnh và tránh lâm vào tình trạng thua lỗ.

7. Google

Các dịch vụ miễn phí của Google cung cấp cùng với máy tìm kiếm đã đưa tên tuổi của người khổng lồ này bay xa. Tuy nhiên điều đó cũng đặt ra nhiều thử thách mà hãng này phải vượt qua để gìn giữ hình ảnh thương hiệu của mình.

8. Toyota

Nhà sản xuất ôtô làm ăn thua lỗ năm 2008 nhưng gượng dậy năm 2009 nên ngân quỹ của hãng xe khổng lồ này vẫn được quản lý tốt để nắm bắt cơ hội hồi sinh khi kinh tế thế giới phục hồi.

9. Intel

Dù bị dính vụ kiện chống độc quyền tại các nước Châu Âu với khoản bồi thường khổng lồ 1,45 tỷ USD nhưng điều đó không phải là trở ngại để nhà chế tạo chip tin học xâm nhập các thị trường mới bao gồm điện thoại thông minh và các thiết bị điện tử gia dụng.

10. Disney

Thất bại trong lĩnh vực công viên giải trí và tổn thất doanh số bán ra DVD nhưng gia chủ "chú chuột đồng" chuyển hướng đầu tư chiến lược thông qua việc mua lại Marvel với tổng giá trị 4 tỷ USD.

(Thanh Phương -

Theo VTC/ Business Week )

Share:

McDonalds: 20 năm trưởng thành trên đất Nga

mcdonalds-in-russiaVào ngày 31/1/1990 cách đây 20 năm, chừng 5000 người tụ họp ở Quảng trường Pushkinskaya ở Moscow chờ đón khai trương nhà hàng McDonalds, đơn vị đầu tiên bắt đầu làm việc tại Liên Xô.

Tổng cộng 30.000 người dân Liên Xô thưởng thức món hamburger và uống Coca-Cola tại McDonalds tại ngày đầu tiên ra mắt, đạt kỷ lục trong lịch sử bán hàng tại nhà hàng thức ăn nhanh này.

Kỷ lục trước đó được ghi nhận khi McDonalds lần đầu tiên khai trương ở thủ đô Hungary, Budapest, thu hút 9.100 khách đến ăn trong ngày đầu.

Người dân Xô Viết thời đó sẵn sàng chờ nhiều giờ để nếm thử chiếc hamburger trị giá 1,5 Rub và một Big Mac giá tiền 3,75 Rub. Khi đó, mức lương bình quân của người dân nơi đây không quá 150 Rub, còn vé xe buýt tháng là 3 Rub.

Nhà hàng đầu tiên của McDonalds có khả năng phục vụ từ 700 – 900 người cùng một lúc.

Năm 1993, McDonalds mở cửa hàng thứ hai trên một con phố Old Arbat thuộc trung tâm Moscow. Nhà hàng khác cũng được khai trương trên phố Tverskaya tại thủ đô trong cùng năm đó.

Năm 1996, McDonalds triển khai mạng lưới bán hàng ra thành phố thứ hai ở Nga - St. Petersburg.

Hiện tại, có khoảng 218 cửa hàng của McDonalds hiện hữu trên khắp nước Nga, phục vụ cho tổng số 600.000 người mỗi ngày.

Đầu tháng 1/2010, Burger King, hệ thống bán hàng ăn nhanh có trụ sở tại mỹ cũng mở cửa tại thủ đô của Nga hòng cạnh tranh với McDonalds.

(Đặng Quân -

Theo VITInfo/Ria Novosti)

Share:

Thứ Ba, 27 tháng 11, 2012

VietinBank - Thương hiệu uy tín, sản phẩm và dịch vụ chất lượng Vàng năm 2010

VietinBank vinh dự là Top 5 thương hiệu về Ngân hàng uy tín và chất lượng được người tiêu dùng Việt Nam bình chọn...

vietinbank-logo

Ngày 7/2/2010 tại nhà Hát Lớn, Hà Nội đã diễn ra lễ trao Cúp "Thương hiệu uy tín – Sản phẩm và dịch vụ chất lượng vàng năm 2010". Đây là hoạt động nhằm hưởng ứng cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" do Bộ Chính Trị chỉ đạo. Vụ Thị trường trong nước – Bộ Công Thương phối hợp cùng với các sở, ban, ngành, Đài THVN thực hiện chương trình "Tôn vinh thương hiệu uy tín – Sản phẩm chất lượng vàng được người tiêu dùng Việt Nam bình chọn 2010" với mục đích tôn vinh, biểu dương những tổ chức, doanh nghiệp có uy tín trong quá trình khẳng định thương hiệu Việt; Giới thiệu tới người tiêu dùng trong nước những sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao, thương hiệu uy tín của các Doanh nghiệp...

Sự kiện này có ý nghĩa thiết thực góp phần vào công cuộc thúc đẩy phát triển nền kinh tế của đất nước. Chương trình còn là hoạt động giúp các doanh nghiệp Việt Nam quảng bá thương hiệu, định hướng nhu cầu tiêu dùng cho người dân. Chương trình góp phần thay đổi nhận thức của người tiêu dùng Việt Nam đối với hàng Việt Nam và nâng cao trách nhiệm của Doanh nghiệp đối với người tiêu dùng trong nước. Hơn nữa, chương trình sẽ thúc đẩy và phát huy lòng yêu nước, ý chí tự lực, tự cường của người Việt.

Chương trình bình chọn và trao tặng giải thưởng đã diễn ra từ tháng 7/2009 đến tháng 1/2010 và đã thu hút hơn 200 đơn vị đăng ký tham dự giải thưởng "Thương hiệu uy tín – sản phẩm và dịch vụ chất lượng vàng được người tiêu dùng Việt Nam bình chọn".

Trên cơ sở tiến hành điều tra, khảo sát ý kiến người tiêu dùng Việt Nam ở các độ tuổi, các tầng lớp khác nhau về thương hiệu và sản phẩm Việt tại 63 tỉnh thành trong cả nước, Ban tổ chức đã quyết định trao tặng Cúp "Thương hiệu uy tín – sản phẩm và dịch vụ chất lượng vàng năm 2010" cho 82 Doanh nghiệp. Trong đó VietinBank vinh dự lọt vào Top 5 thương hiệu về Ngân hàng uy tín và chất lượng Vàng được người tiêu dùng bình chọn.

Việc lọt vào Top 5 thương hiệu về Ngân hàng uy tín và chất lượng Vàng do người tiêu dùng bình chọn năm 2010 là một sự ghi nhận vô cùng có ý nghĩa trước những đóng góp to lớn của VietinBank đối với những hoạt động của nền kinh tế đất nước. Đồng thời một lần nữa khẳng đinh vị thế, hình ảnh, thương hiệu, uy tín của VietinBank, qua đó tạo động lực mới cho cán bộ nhân viên Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam nỗ lực phấn đấu hơn nữa để không phụ lòng tin tưởng của khách hàng.

(Thanh Phương -

Theo 24h.com.vn)

Share:

Thứ Hai, 26 tháng 11, 2012

Sex.com - Đấu giá tên miền ly kỳ nhất thế giới mạng

sex-comTên miền đắt giá nhất và ly kì nhất trong thế giới mạng nay được đem ra đấu giá, đánh dấu sự kiện mới nhất trong lịch sử 16 năm giành giật, kiện tụng của trang web.

Sau 4 năm kể từ khi được mua với giá kỷ lục 14 triệu USD và 14 năm kể từ ngày ra đời, Sex.com lại được rao bán. Thông tin đấu giá đăng tải trên website của nhà đấu giá David R Maltz & Co khoảng một tuần trước. Theo kế hoạch, buổi đấu giá sẽ được tổ chức vào ngày 18/3 tới ở New York.

Dù chưa có dự đoán nào về giá cả được đưa ra, người ta tin rằng tên miền này không hề rẻ. Nhà đấu giá yêu cầu các bên tham gia phải có ít nhất 1 triệu USD trong tài khoản được ngân hàng bảo lãnh. Tuy nhiên, một nguồn tin thân cận với sự việc nhận định kỷ lục hồi 2006 khó lặp lại.

Cho đến nay, nó được thế giới mạng tôn là tên miền đắt giá nhất dù chưa ai đứng ra chính thức xác nhận. Những tên miền kém đắt giá hơn bao gồm Fund.com, 9,99 triệu USD, Porn.com, 9,5 triệu USD và Diamonds.com, 7 triệu USD.

Tên miền này nổi tiếng đến mức từng là đề tài cho hai quyển sách, bàn luận những câu chuyện xung quanh nó. Quyển thứ nhất là Một tên miền, hai người đàn ông, 12 năm và cuộc chiến khốc liệt trang giành vật báu Internet của nhà báo Kieren McCarthy, xuất bản năm 2007. Quyển thứ hai là Biên niên ký Sex.com: Chuyến đi của một luật sư đến vùng đất tối tăm của thế giới mạng , do Charles Carreon viết một năm sau đó.

Tên miền được ông Gary Kremen, một học giả tại ĐH Stanford đăng ký vào năm 1994. Gary Kremen cũng là người sáng lập Match.com, website hẹn hò nổi tiếng nhất nhì hành tinh. Trong vòng 5 năm đầu tiên, Sex.com thu hút 5 triệu lượt truy cập một ngày và đẻ ra 100 triệu USD mỗi năm, tờ Independent của Anh cho biết. Theo lời tác giả McCarthy trong quyển sách của ông, đây là "miếng đất ảo có giá nhất trên hành tinh".

Hai năm kể từ ngày ra đời, sau một âm mưu phức tạp, quyền sở hữu được chuyển giao cho Stephen Cohen, người được miêu tả trong sách của McCarthy là "một tay lừa bịp không được giáo dục đến nơi đến chốn nhưng có chỉ số IQ cao đáng kinh ngạc và khả năng thuyết phục bậc thầy".

sexcom

Sự kiện này mở đầu cho một cuộc chiến giành giật giữa hai bên kéo dài hơn một thập kỷ ròng rã. Tòa án tại California đã ra phán quyết khôi phục quyền sở hữu cho ông Kremen và phía bên kia phải bồi thường 65 triệu USD. Tuy nhiên, Stenphen Cohen không thực hiện bồi thường và tiếp tục quá trình kiện cáo cho đến khi bỏ trốn sang Mexico.

Đến 2006, Kremen rao bán Sex.com và công ty tin học Escom đã trả cái giá kỷ lục 14 triệu USD. Để giải thích cho hành động vung tay quá trán, chủ đầu tư của Escom lúc đó vẽ ra một kế hoạch kinh doanh hoành tráng, bao gồm cải tổ ngành công nghiệp tình dục thế giới, ký hợp đồng hợp tác với tạp chí người lớn Playboy. Tuy nhiên, điều đáng buồn là khi chưa kịp hợp tác gì, Escom đã rơi vào nợ nần. Đó cũng là nguyên nhân khiến lần này họ phải bán đi "viên ngọc quý của thế giới mạng".

(Duy Tuyên -

Theo Vnexpress)

Share:

Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2012

Top 10 thương hiệu ngân hàng trị giá 171 tỷ USD

hsbc-top-bank10 thương hiệu ngân hàng dẫn đầu thế giới có giá trị 171 tỷ USD, theo báo cáo mới nhất của Tạp chí Brand Finance Global Banking 500.

Brand Finance Global Banking 500 được xuất bản lần đầu tiên vào năm 2006, là tạp chí đầu tiên nghiên cứu, phân tích về giá trị tài chính của các thương hiệu ngân hàng. Cuộc bình chọn được tạp chí này tổ chức hàng năm để bầu ra 500 thương hiệu ngân hàng đứng đầu thế giới.

Kết quả mà Brand Finance Global Banking 500 đưa ra dựa trên phân tích những số liệu chính thống từ các công ty được niêm yết; mỗi một nhãn hiệu có một tỷ lệ bầu chọn; được nghiên cứu về sự lớn mạnh, rủi ro và tiềm năng trong tương lai của một thương hiệu liên quan tới đối thủ của ngân hàng đó…

Bản báo cáo tạp chí này vừa công bố được xem là một góc nhìn về sự phục hồi của các ngân hàng trên thế giới sau cuộc khủng hoảng vừa qua. Đáng chú ý là Top 10 thương hiệu ngân hàng giá trị nhất thế giới đều có sự tăng trưởng mạnh.

Tính đến ngày 31/12/2009, Top 10 thương hiệu ngân hàng giá trị nhất thế giới có giá trị 171 tỷ USD.

HSBC (Anh quốc) năm thứ ba liên tiếp dẫn đầu khi giá trị thương hiệu tăng từ 25,4 tỷ USD lên 28,5 tỷ USD. Santander (Tây Ban Nha) từ vị trí thứ 4 năm 2009 lên thứ 2, từ 10,8 tỷ USD lên 25,6 tỷ USD. Wells Fargo (Mỹ) giữ nguyên vị trí thứ 3, từ 14,5 tỷ USD lên 21,9 tỷ USD. Citi (Mỹ) từ vị trí thứ 7 năm 2009 vọt lên đứng thứ 4, từ 9,8 tỷ USD lên 14,4 tỷ USD. BNP Paribas (Pháp) cũng nhảy từ thứ 8 lên thứ 5, từ 9,4 tỷ USD lên 14,1 tỷ USD. Đặc biệt, Goldman Sachs (Mỹ) có bước tiến dài từ thứ 16 lên thứ 6, giá trị thương hiệu tăng từ 6,8 tỷ USD lên 13,9 tỷ USD.

Các vị trí còn lại trong Top 10 lần lượt là Chase (Mỹ), Bradesco (Brazil), Barclays (Anh Quốc) và American Express (Mỹ); riêng American Express là thành viên bị rớt hạng, từ vị trí thứ 6 trong năm 2009 xuống thứ 10.

Về vị trí dẫn đầu của mình, HSBC cho biết một yếu tố thúc đẩy quan trọng trong năm 2009 là đợt phát hành cổ phiếu thành công với sự hỗ trợ mạnh mẽ của các cổ đông; thành công này giúp hoạt động của ngân hàng được đẩy mạnh hơn sau đó. Ngoài ra, HSBC đã có sự chuyển hướng phát triển thương hiệu theo một chiến lược marketing toàn cầu và đang tiếp tục thống nhất hình ảnh của mình tại tất cả các thị trường.

Về kết quả chung của cuộc bình chọn năm nay, ông David Haigh, Tổng giám đốc của Brand Finance plc., nói: "Năm nay Brand Finance Global Banking 500 cho thấy sự phục hồi đáng kể của những nhãn hiệu ngân hàng trên toàn cầu. Giá trị của 500 thương hiệu hàng đầu thế giới tăng trưởng hơn 4% so với năm 2008, thời điểm trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính ngân hàng. Trong năm 2009, tổng giá trị của 500 thương hiệu này là 716 tỷ USD, tăng 49%".

Ông David Haigh cũng lưu ý rằng kết quả trên cho thấy có một sự chuyển dịch cán cân quyền lực đáng kể từ các ngân hàng của Mỹ sang các ngân hàng tại các thị trường mới nổi.

(Thanh Phương -

Theo Vneconomy)

Share:

Thứ Bảy, 24 tháng 11, 2012

Viettel và VNPT ganh đua ngôi vị số 1

vnpt-viettelViettel đang ấp ủ khát vọng đạt doanh thu trên 100.000 tỷ đồng trong năm 2010. Và cuộc lật "lật đổ" ngôi vị "đế vương" của VNPT trong suốt 60 năm qua dường như chỉ còn vấn đề thời gian đối với Viettel.

Viettel muốn đạt trên 100.000 tỷ đồng doanh thu

Báo Bưu điện Việt Nam số 16,17 ra ngày 5/2/2010 có đăng tải bài viết "VNPT sắp bị Viettel qua mặt"?. Sở dĩ bài báo đề cập đến vấn đề này vì VNPT đặt ra mục tiêu trong năm 2010, mức tăng trưởng doanh thu trên 20% và sẽ đạt khoảng 94.000 tỷ đồng. Trong khi đó Viettel đưa ra mục tiêu tăng trưởng với tốc độ ít nhất là 60% để đạt khoảng 96.000 tỷ đồng. Như vậy, nếu mục tiêu năm 2010 của cả hai tập đoàn này được hiện thực hoá thì Viettel đã "qua mặt" được "người khổng lồ" VNPT.

Ngay sau bài viết này, đại diện Trung tâm Thông tin và Quan hệ công chúng của VNPT cho biết, VNPT sẽ đưa ra mục tiêu đạt doanh thu là 100.000 tỷ đồng. Thế nhưng, những động thái của Viettel gần đây cho thấy doanh nghiệp này tràn đầy khát vọng "lật đổ" "đế chế" VNPT. Viettel chắc chắn thay đổi con số tăng trưởng của mình lên trên 100.000 tỷ đồng doanh thu. Nếu mục tiêu này được hiện thực hoá, lần đầu tiên trong lịch sử của ngành viễn thông Việt Nam, một doanh nghiệp có tuổi đời 10 tuổi đã "tước đoạt" ngôi "vương" của "đế chế" VNPT có bề dày lịch sử trên 60 năm.

Hai "đại gia" lấy doanh thu từ đâu?

Khi cả VNPT - Viettel đạt đặt mục tiêu từ 100.000 tỷ đồng doanh thu trở lên năm 2010, một câu hỏi được đặt ra các "đại gia" nghìn tỷ này sẽ tìm kiếm doanh thu từ đâu? Trên thực tế cả hai đại gia này đều lấy doanh thu chủ yếu từ dịch vụ thông tin di động. Trong đó, VNPT dựa chính vào hai "quả đấm thép" là MobiFone và VinaPhone. Chỉ riêng trong năm 2009, MobiFone đã chiếm tới gần 35% doanh thu và gần 42% lợi nhuận của VNPT.

Thế nhưng, trong năm 2010, VinaPhone và MobiFone mới chỉ đặt ra mục tiêu có được khoảng 61.000 tỷ đồng. Nếu hai "quả đấm thép" của VNPT chỉ dừng lại ở con số này thì con đường mà VNPT tiến đến 100.000 tỷ đồng sẽ vô cùng khó khăn. Tuy VNPT có nguồn doanh thu từ bưu chính, Internet băng rộng, điện thoại cố định lớn hơn Viettel rất nhiều, nhưng nguồn thu này lại không thấm tháp vào đâu so với doanh thu từ dịch vụ di động.

Giới phân tích cho rằng, nếu VNPT có được sự điều hành và sức ép trên từng nhân lực như của Viettel chắc chắn không thể có bất cứ doanh nghiệp viễn thông nào dám đặt ra mục tiêu "soán ngôi vương" của "đại gia" này. Thế nhưng, tiếc rằng VNPT lại thiếu điều đó.

Trên thực tế hiện nay, doanh thu từ dịch vụ di động của Viettel vẫn là chủ yếu, với mức khoảng 60% tổng doanh thu. Thế nhưng, Viettel lại có thêm được nhiều nguồn khác như bất động sản, phân phối điện thoại, kinh doanh các ngành nghề khác. Bên cạnh đó, Viettel còn có thêm nguồn thu từ việc đầu tư nước ngoài. Viettel đang đặt mục tiêu đến năm 2020 doanh thu từ thị trường nước ngoài phải lớn hơn thị trường trong nước. Trong khi đó, Viettel lại đang hướng đến việc sản xuất thiết bị viễn thông và CNTT.

viettel-vnpt

Theo giới phân tích, thị trường viễn thông trong nước chuẩn bị đến ngưỡng bão hoà cả về di động và cố định. Bên cạnh đó, dịch vụ mầu mỡ như di động đang vào cuộc chạy đua giảm cước rất mạnh. Vì vậy, việc giảm cước di động không đồng nghĩa với việc tăng doanh thu tương ứng để bù đắp lại phần doanh thu mất do giảm cước. Trong khi đó, những thuê bao mới mà các doanh nghiệp phát triển trong năm 2010 đa phần là khách hàng có khả năng chi trả rất thấp. Như vậy, sẽ khó đột phá về doanh thu của thị trường viễn thông trong nước.

Theo nhận định của giới truyền thông, việc bứt phá doanh thu của Viettel sẽ dựa chính vào hai lĩnh vực. Thứ nhất, việc đầu tư nước ngoài của Viettel suôn sẻ sẽ đem lại doanh thu lớn cho doanh nghiệp này. Thứ hai, mục tiêu trong 6 tháng nữa, Viettel sẽ cho ra mắt sản phẩm điện thoại mà mình sản xuất. Nếu nhìn vào doanh số của việc phân phối điện thoại di động thì con số này không thua kém doanh số từ dịch vụ viễn thông của các mạng di động. Nếu Viettel thành công trong lĩnh vực sản xuất thiết bị viễn thông và CNTT thì đây sẽ là doanh thu lớn cho doanh nghiệp này. Vấn đề là, khát vọng của Viettel sẽ đặt cược vào việc hai lĩnh vực chiến lược này sẽ thành công đến đâu?

Cũng cần nói thêm rằng, nếu chỉ xét riêng về doanh thu của các doanh nghiệp viễn thông để đánh giá ai hơn hai thì chưa thực sự công bằng bởi mỗi doanh nghiệp lại có cách tính doanh thu khác nhau. Vì vậy, nếu so sánh sự phát triển của mỗi doanh nghiệp nên tính đến con số lợi nhuận thì xem ra có vẻ hợp lý hơn cả. Ông Phạm Long Trận, Chủ tịch HĐQT của VNPT cho biết, năm 2010, VNPT phấn đấu đạt doanh thu tương đương từ 4,8 - 5,5 tỷ USD; lợi nhuận từ 15 - 16 nghìn tỷ đồng; nộp ngân sách từ 8,5 - 8,7 nghìn tỷ đồng. Trong khi đó, Viettel vẫn chưa công bố con số này là bao nhiêu.

Viettel đang ấp ủ tham vọng làm thay đổi quan niệm khi nói tới doanh nghiệp lớn nhất, có doanh thu cao nhất không phải là VNPT mà phải là Viettel.

Đọc toàn bộ bài viết trên báo Bưu điện Việt Nam số 27 ra ngày 3/3/2010

(Phương Trinh -

Theo ICTNews)

Share:

Thứ Sáu, 23 tháng 11, 2012

MobiFone xếp số 1 về mức độ ưa thích và mong muốn sử dụng

Theo kết quả điều tra, MobiFone đứng đầu trong số 7 mạng di động trên cả 3 chỉ tiêu: độ nhận biết thương hiệu, mức độ ưa thích và mức độ mong muốn sử dụng.

mobifone

Sáng 8/3/2010, cũng tại buổi họp báo ra mắt gói cước Big&Kool mạng di động Beeline đã công bố kết quả một cuộc điều tra về thương hiệu của các mạng di động do Công ty nghiên cứu thị trường TNS thực hiện vào cuối năm 2009.

Theo kết quả điều tra, MobiFone đứng đầu trong số 7 mạng di động trên cả 3 chỉ tiêu: độ nhận biết thương hiệu, mức độ ưa thích và mức độ mong muốn sử dụng.

MobiFone đạt tỷ lệ 100% về độ nhận biết thương hiệu trong số những người được hỏi, đứng sau là Viettel và VinaPhone cùng với 99%, S-Fone đứng kế tiếp với 84%. Tân binh Beeline chỉ sau 6 tháng ra mắt đã đạt được sự nhận biết thương hiệu lên đến 76%, cao hơn Vietnamobile và EVN Telecom. Mức độ nhận biết thương hiệu của Vietnamobile và EVN Telecom đứng cuối cùng với tỷ lệ lần lượt là 63% và 59%.

Ở chỉ tiêu mức độ ưa thích, MobiFone cũng xếp vị trí số 1 với 54%, bỏ rất xa mạng đứng thứ 2 là Viettel với 29%, VinaPhone đứng thứ 3 với 14%. Với chỉ tiêu mức độ mong muốn sử dụng, MobiFone cũng xếp đầu bảng với 56%, Viettel đứng thứ 2 với 44% và VinaPhone đứng thứ 3 với 25%.

(Thanh Phương -

Theo ICTNews.vn)

Share:

Thứ Năm, 22 tháng 11, 2012

Japan Airline – Vụ phá sản lớn nhất trong lịch sử Nhật Bản

japan-airlineDo thua lỗ nghiêm trọng, chiều hôm qua (19/1) hãng hàng không Nhật Bản Japan Airline JAL đã đệ đơn bảo hộ phá sản lên Tòa án quận Tokyo theo đúng "Luật tái sinh các doanh nghiệp".

Vụ phá sản ngoài ngành tài chính lớn nhất Nhật Bản

Chính phủ Nhật Bản cho biết, để JAL tiếp tục kinh doanh và hoàn tất việc tái cơ cấu, chính phủ sẽ cung cấp những khoản tiền hỗ trợ cần thiết.

JAL thành lập vào năm 1951, ban đầu chỉ có vài chiếc máy bay thô sơ nhưng đã phát triển thành một công ty hàng không lớn nhất châu Á và có giá trị cổ phiếu khá cao, còn từng là một doanh nghiệp đại diện cho nước Nhật. Nhiều nhà phân tích cho rằng, sở dĩ JAL tuyên bố phá sản sau 60 năm thành lập chủ yếu là do không thể thoát khỏi "hệ thống có chi phí cao", khiến cho việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn, trong 5 năm vừa qua thì có tới 4 năm bị thua lỗ.

Công ty con chủ yếu của JAL là "Japan Airlines International Co. và "JAL Capital Co." cũng đã nộp đơn bảo hộ phá sản cùng với JAL, tổng số nợ của 3 công ty này là 2320 tỷ Yên, trở thành vụ phá sản ngoài ngành tài chính lớn nhất trong lịch sử Nhật Bản.

TTg Hatoyama: Hy vọng mọi người tiếp tục đi máy bay của JAL

Sau khi JAL bảo hộ phá sản, Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama cho biết, chính phủ sẽ ủng hộ tất cả những nỗ lực cải tổ lại JAL, hy vọng mọi người có thể tiếp tục ngồi trên những chiếc máy bay của hãng JAL. Sở giao dịch chứng khoán Tokyo ngày 19/1 tuyên bố, cổ phiếu của JAL sẽ rút khỏi thị trường vào ngày 20/2. Cùng ngày, cổ phiếu JAL đóng cửa ở mức 5 Yên.

Để không ảnh hưởng tới sự vận hành thông thường của các chuyến bay JAL, chính phủ Nhật Bản sẽ tìm kiếm sự hợp tác thông qua con đường ngoại giao bằng cách nói rõ tình trạng hiện nay với các Quốc Gia có liên quan. JAL cũng sẽ nói rõ với các công ty có mối liên quan đến các hoạt động kinh doanh của mình, cố gắng tránh rơi vào cục diện hỗn loạn. Được biết, chính phủ Nhật Bản quyết định chi 300 tỷ Yên dùng để tiến hành cải tổ trong thời gian 3 năm song song với việc vẫn duy trì đồng thời việc vận hành các chuyến bay hàng không của JAL.

Kêu gọi chính phủ bảo đảm cạnh tranh công bằng

Thủ tục cải tổ phá sản do chính phủ Nhật Bản chỉ đạo bao gồm: chủ nợ sẽ hủy bỏ khoản nợ 730 tỷ Yên; Cổ phiếu JAL không còn được niêm yết trên thị trường cổ phiếu; "Cơ quan viện trợ tái sinh cho các doanh nghiệp" sẽ cung cấp khoản vay 300 tỷ Yên: Cắt giảm 110 công ty con hiện tại xuống còn 57 công ty; Nhân viên tập đoàn sẽ cắt giảm 30%, còn khoảng 15700 người; Mức lương hàng năm của các nhân viên hiện tại giảm 50%, nhân viên nghỉ hưu giảm 30%; đình chỉ 31 chuyến bay nội địa và quốc tế đã bị thua lỗ; Không sử dụng những máy bay cỡ lớn tiêu hao nhiều nhiên liệu, xúc tiến tiểu "hình" hóa những máy bay chở khách.

Có hai nguyên nhân chính khiến cho JAL kinh doanh thua lỗ đó là: Một là, chịu ảnh hưởng bởi nhân tố nền kinh tế toàn cầu u ám, doanh thu ngày càng sa sút, mức thua lỗ trong nửa năm tài chính 2009 là 131,2 tỷ Yên, mức cao mới trong lịch sử; Hai là, quỹ lương khổng lồ hàng năm mà doanh nghiệp phát cho nhân viên nghỉ hưu đã gây sức ép cho việc kinh doanh, công ty đã phải cõng khoản nợ lên tới 860 tỷ Yên.

Đối với khoản viện trợ và việc tái điều chỉnh của chính phủ dành cho JAl, hãng hàng không ANNA (All Nippon Airways) - đối thủ cạnh tranh của JAL tỏ ra rất lo lắng. Chủ tịch ANA hôm qua đã kêu gọi: "Cần phải bảo đảm sự công bằng giữa các doanh nghiệp, tạo môi trường cạnh tranh công bằng cho mỗi công ty".

(Đặng Quân -

Theo VITInfo/ JRJ )

Share:

Thứ Tư, 21 tháng 11, 2012

Tập đoàn Bảo Việt ra mắt thương hiệu mới

Ngày 19/1 tại Hà Nội, Tập đoàn Bảo Việt đã chính thức công bố thương hiệu mới của tập đoàn. Đây là một sự kiện được đánh giá là để "thực hiện chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu Bảo Việt nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới".

bao-viet-logo

Hệ thống nhận diện thương hiệu suốt 45 năm qua của Tập đoàn Bảo Việt bắt đầu đổi mới từ ngày 19/1, thống nhất trong cả Tập đoàn.

Được biết, logo hiện tại của Bảo Việt có ba sắc màu: xanh, vàng, trắng và hình ảnh quả cầu, tàu thủy, và máy bay nhằm thể hiện một số nghiệp vụ bảo hiểm do Bảo Việt cung cấp. Tuy nhiên hiện nay Bảo Việt đã trở thành Tập đoàn cung cấp các dịch vụ tài chính – bảo hiểm, chứng khoán, ngân hàng và đầu tư, do đó logo hiện tại không còn phù hợp.

Trong quá trình nghiên cứu và phát triển thương hiệu mới, Bảo Việt tiếp tục kế thừa những tinh hoa trong logo cũ để sử dụng trong bộ nhận diện thương hiệu mới của Bảo Việt. Màu vàng và xanh của Bảo Việt đã được ghi nhận là gắn liền với lịch sử và bề dày phát triển vững bền của thương hiệu Bảo Việt tiếp tục được sử dụng. Trong đó màu xanh thể hiện sự bình yên và hy vọng vào tương lai tươi sáng mang thông điệp về một Bảo Việt xứng đáng với niềm tin cậy của khách hàng và không ngừng hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn. Màu vàng đã được chỉnh thành màu vàng ánh kim để biểu thị cho sự phồn vinh và thịnh vượng bởi vì Bảo Việt cam kết mang lại cho khách hàng của mình một tương lai đảm bảo và cuộc sống sung túc hơn.

Một điểm nổi bật mới khác trên tên thương hiệu Bảo Việt là hình tam giác vàng trên đầu chữ V nhằm thể hiện sự trẻ trung, năng động, luôn hướng tới đổi mới và hướng tới tương lai. Hình quả cầu tĩnh hai chiều trên logo hiện tại được thay thế bằng hình quả cầu ba chiều với các đường kết nối trên bề mặt cũng nhằm tăng thêm tính năng động, và tạo ra sự kết nối linh hoạt của Bảo Việt với thế giới. Hình ảnh này phản ánh sự phát triển không ngừng của Bảo Việt và thể hiện tầm nhìn chiến lược để xây dựng Bảo Việt trở thành Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm có tiềm lực tài chính mạnh.

Trước đó, một số công ty thành viên của Bảo Việt như Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), Ngân hàng Bảo Việt (Baovietbank)… đều có logo và khẩu hiệu riêng, hoặc chưa định hình rõ nét (như Baovietbank). Nay tất cả sẽ có sự thống nhất, dù một số công ty thành viên cần được thông qua ý kiến đại hội cổ đông.

Về diện mạo mới, bà Nguyễn Thị Phúc Lâm, Tổng giám đốc Tập đoàn Bảo Việt, giải thích: Logo mới vẫn kế thừa bản sắc của logo cũ, về màu sắc và tính cách điệu, nhưng được nhấn mạnh hơn ở tính biểu trưng về sự cởi mở, thân thiện và năng động, cũng như tạo một thông điệp kết nối hàm chứa nhiều ý nghĩa trong Tập đoàn và với đối tác, khách hàng…

Đi cùng với logo mới, khẩu hiệu mà tập đoàn này đưa ra là: "Niềm tin vững chắc, cam kết vững bền".

(Thanh Phương -

Theo báo Hà Nội Mới, Vneconomy)

Share:

iPhone phân phối tại Việt Nam có giá bao nhiêu?

vinaphone-iphoneNgay từ đầu năm 2010, giới viễn thông đã thực sự lên cơn sốt bởi thông tin đồng loạt 3 ông lớn Viettel, VinaPhone và MobiFone sẽ phân phối iPhone tại Việt Nam. Nhưng có vẻ như, cơn sốt ấy đang hạ nhiệt bởi chính những thách thức nội tại và ngoại tại.

Con đường chông chênh

Với những quy định ràng buộc khắt khe về việc ký hợp đồng đối tác, Apple thực sự là một thương hiệu "khó nhằn" cho bất kỳ doanh nghiệp nào muốn hợp tác kinh doanh.

Ai cũng rõ, bản thân những sản phẩm của hãng đã là những thương hiệu có đẳng cấp, "chỉ mặt, đặt tên" và vì thế nên chỉ cần khi phong thanh về bất cứ doanh nghiệp nào phân phối sản phẩm Apple, đó đã là một cách làm thương hiệu.

Tuy nhiên, những chính sách ràng buộc của "Quả táo" là một vấn đề khá nan giải khi xúc tiến đàm phán dựa trên bất kỳ nguyên tắc nào.

Ngoài những con số áp đặt về doanh số, không dựa trên bất kỳ thăm dò nào, đại gia này còn đưa ra những quy định hết sức ngặt nghèo trong việc xây dựng thương hiệu mà bất cứ đối tác nào khi muốn phân phối sẽ phải tuân theo.

Điều đầu tiên là việc không cho phép sử dụng các hình ảnh của "Táo dở" một cách đại trà, thậm chí, nếu muốn quảng bá trên phương tiện thông tin đại chúng cũng phải thông qua các quản lý khu vực của Apple.

Đó cũng lý giải vì sao, hiện tại ở Việt Nam đã có một vài đơn vị phân phối máy tính MAC, MACBook từ rất lâu nhưng tuyệt nhiên suốt dọc các cửa hàng bán lẻ của đại lý này không bao giờ trưng logo "Quả táo". Tiếp đến là cam kết doanh thu phải đạt được mà con số tính bằng hàng triệu đô áp dụng một cách lạnh lùng.

Anh Tuấn, Giám đốc của một đơn vị từng được ủy quyền phân phối các sản phẩm iPod, MACBook… cho biết: " Apple đặt ra rất nhiều quy định khắt khe cả về việc kinh doanh lẫn làm hình ảnh. Thậm chí, chúng tôi không được phép sử dụng các hình ảnh logo tại cửa ra vào, biển hiệu, cũng như trên các phương tiện thông tin đại chúng trong các chiến dịch marketing. Quản lý khu vực của Apple tại châu Á đặt ở Singapore, mỗi lần cần lên phương án bán hàng là lại phải ký một loạt giấy tờ, nếu không, chỉ cần một sai sót nhỏ là hãng cũng cắt quyền phân phối của đối tác. Điều này rất khó bởi tâm lý tiêu dùng người Việt mua bằng mắt, không xuất hiện hình ảnh quảng bá đồng nghĩa với việc không kinh doanh còn hơn ". Cũng chính vì lẽ đó, sau một thời gian phân phối cho Apple, vị giám đốc này đã phải dừng hợp đồng và chuyển sang kinh doanh thương hiệu khác.

Quay lại bài toán iPhone, chợt nhớ cách đây hơn 3 năm, ông Đỗ Ngọc Cường, Giám đốc công ty Xuất nhập khẩu Viettel từng trả lời về việc sẽ xuất hiện iPhone Việt do đơn vị này phân phối. Câu trả lời lúc đó tương đối mơ hồ và vị đại diện này cũng cho biết đơn vị đang xúc tiến đàm phán.

Thời gian trôi qua, những tưởng thời điểm tháng 3/2010 sẽ là thời khắc cao trào của iPhone tại Việt Nam, nhưng không, tất cả nhà mạng vẫn đang như "gà mắc tóc" trong vấn đề này, thay vì hùng hồn đồng loạt tuyên bố như hồi đầu năm.

Những bài học nhãn tiền

Nếu Vinaphone và MobiFone hiện vẫn đang "ậm ừ" về chuyện ra mắt iPhone tại Việt Nam thì Viettel lại khá có kinh nghiệm trong việc phân phối các sản phẩm nổi tiếng mà BlackBerry là một bài học của nhà mạng này.

Hơn 1 năm phát triển dịch vụ, số lượng thuê bao dịch vụ BIS/BES nền tảng BlackBerry của Viettel dường như không có mấy thay đổi. Mặc dù đã qua 2 lần hạ giá và tiền cam kết dịch vụ, thậm chí cho phép hàng xách tay đăng ký Pushmail, nhưng có vẻ như sự tình không mấy khả quan.

Một câu chuyện bên lề khác khi trong một vài lần họp báo, nếu để ý sẽ thấy nhân viên nhà mạng này đều sử dụng máy BlackBerry đắt tiền do chính Viettel phân phối. Và có người cho rằng, với số lượng hàng ngàn nhân viên Viettel sử dụng BlackBerry, còn cao hơn tỷ lệ khách hàng dùng sản phẩm này.

Với bài toán iPhone, mọi thứ dường như cũng rất nhạt nhòa khi tại châu Á, Việt Nam không phải là nước đầu tiên được phân phối iPhone. Hiện tại, China Unicom đã là nhà mạng lớn nhất tại Trung Quốc mạnh dạn bán iPhone tại thị trường đông dân nhất thế giới này.

gia-iphone

Dựa trên nhiều chiều hướng, bài toán iPhone "cập bến" thị trường Việt Nam có lẽ vẫn chỉ là... một giấc mơ dài.

Với một tiềm năng về doanh thu, doanh số như vậy, những tưởng đây sẽ là một đối tác được hưởng nhiều ưu đãi từ ngài Steve Jobs. Nhưng không, với giá thành khoảng 750 USD cho một iPhone 3GS 16GB bản Quốc tế không có WiFi, xem ra không thể tạo ấn tượng với các khách hàng Trung Quốc khi mà nó xấp xỉ giá bán của hàng ngoài có kèm WiFi.

Được biết, hầu hết iPhone 3GS bản Quốc tế đưa về Việt Nam trong thời gian gần đây đều có xuất xứ từ Hồng Kông, với giá thành cũng chỉ chênh thêm một chút.  Do đó, thị trường Trung Quốc đã hoàn toàn bị bão hòa bởi những sản phẩm không chính ngạch. Việc không tích hợp WiFi vào dòng máy phân phối tại Trung Quốc cũng xuất phát từ chính những cam kết khắt khe và áp đặt về giá bán đầu cuối của Apple đối với China Unicom.

Nên nhớ rằng, chúng ta đang vào thời điểm hết Quý I, nếu theo đà này, nhanh nhất cũng phải giữa Quý II các nhà mạng trong nước mới có thể phân phối iPhone. Theo chu kỳ hằng năm, tháng 6 sẽ là thời điểm Apple cho ra mắt phiên bản iPhone mới và bán ra vào tháng 7. Vì vậy, việc doanh nghiệp nhập iPhone dù có là phiên bản 3GS về Việt Nam thời điểm này cũng dường như là quá muộn.

Mức giá nào cho iPhone Việt

" Đó là một mức giá trong mơ ", một thành viên diễn đàn Handheld cho biết. Đó cũng là câu trả lời chung cho cộng đồng iPhone Việt tại thời điểm này. Bởi lẽ, nếu theo đúng cách tính mà Apple áp dụng cho nhà mạng China Unicom, giá iPhone 3GS không WiFi bản Quốc tế 32GB đã xấp xỉ 19 triệu đồng. Vậy nếu iPhone 3GS về Việt Nam, chắc chắn mức giá sẽ không dao động quanh con số này là bao.

iphone-china

iPhone không WiFi - sự thất bại của China Unicom?

Bên cạnh đó, phương án sử dụng dịch vụ cam kết là một cách làm vẫn thường được áp dụng thông qua AT&T khi phân phối iPhone. Người dùng vẫn hy vọng vào cách mua trả góp này hơn là việc mua thẳng với giá máy "trên trời" như vừa nêu.

Tuy nhiên, vẫn theo cách tính của Apple, để có được một hợp đồng cam kết sử dụng kèm máy, người dùng sẽ phải trả trước 199 USD (khoảng 3 triệu 900 ngàn đồng) và hàng tháng cam kết sử dụng 70 USD (khoảng 1,3 triệu đồng) tiền dịch vụ thoại trong vòng 2 năm.

Con số này quả là phi thực tế bởi lẽ theo các số liệu về ARPU cập nhật đến tháng 12 năm 2009 tại Việt Nam, mức cước sử dụng trung bình của người dân chỉ dao động ở mức 6 USD/tháng (tương đương với 115 ngàn đồng). Cũng theo đó, tỷ lệ dòng máy giá rẻ đang chiếm tới trên 70% thị phần Việt Nam, gần 25% cho thị phần trung cấp và chỉ có chưa đến 5% thị phần điện thoại cao cấp.

Và với những con số như vậy, iPhone có khả thi khi gia nhập thị trường Việt Nam? Điều đó dường như là một câu trả lời khó cho nhà mạng trước những cam kết với Apple.

Về phía người dùng đầu cuối, một thành viên diễn đàn VOZ bày tỏ quan điểm :" Giá 19 triệu hoặc cam kết 1,3 triệu một tháng là quá sức ngay cả với người có thu nhập cao. Mà chả biết hàng hãng phân phối có gì khác hàng xách tay khi mà mọi hàng bảo hành đều phải gửi ra nước ngoài sửa. Bỏ gần 20 triệu ra mua cái điện thoại thời thượng mà không có 3G hay WiFi như ở Trung Quốc thì họa chẳng chỉ có… thừa tiền ".

Dựa trên nhiều chiều hướng, bài toán iPhone "cập bến" thị trường Việt Nam có lẽ vẫn chỉ là... một giấc mơ dài.

(Phương Trinh -

Theo Vietnamnet)

Share:

Thứ Ba, 20 tháng 11, 2012

50 công ty được ngưỡng mộ nhất thế giới

apple-top-50-companiesApple tiếp tục được tôn vinh trong danh sách 50 công ty được cả thế giới ngưỡng mộ nhất nhất năm nay do tạp chí Fortune vừa công bố.

Steve Jobs lại làm nên điều kỳ diệu. Năm nay, Apple lần thứ 3 liên tiếp giữ vững vương miện công ty được ngưỡng mộ nhất thế giới. Với thành tích 250 triệu iPod, 43 triệu điện thoại iPhone, 32 triệu chiếc iPod touche bán ra thị trường, Apple đã hoàn toàn thuyết phục được tạp chí Fortune . Ngoài ra, Apple một lần nữa gây chú ý với sản phẩm iPad chưa tung ra mà đã gây xôn xao trong giới công nghệ. Chỉ cần 2 năm đứng số 1 nữa là Apple sẽ bắt kịp General Electric để trở thành công ty có thành tích tốt nhất trong các bảng tổng sắp hàng năm.

Các sản phẩm của Apple chính là lý do khiến họ trở nên đặc biệt. Fortune đánh giá công ty này đã thay đổi quan niệm của người tiêu dùng về mọi thứ, từ việc mua một bản nhạc đến cách thiết kế sản phẩm thực sự gắn kết với thế giới mà chúng ta đang sống.

CEO của BMW, ông Norbert Reithofer cũng từng dành những lời có cánh để tán dương Apple: "Cả thế giới lắng nghe hơi thở của chiếc iPad ngay từ trước khi tên tuổi của nó được công bố. Đó là cách xây dựng hình ảnh thương hiệu tốt nhất trong các phương pháp hàng đầu".

Để thu thập số liệu cho bảng đánh giá, Fortune đã phỏng vấn nhiều doanh nhân, doanh nghiệp để bầu chọn cho công ty mà họ cảm thấy ngưỡng mộ nhất thuộc mọi ngành nghề. Theo thang điểm 10 của Fortune , Apple được chấm 7,95 điểm.

Danh sách 50 công ty được ngưỡng mộ nhất thế giới của Fortune :

top-50-cong-ty

(Thanh Phương -

Theo Vnexpress/Fortune)

Share:

Thứ Hai, 19 tháng 11, 2012

Mercure, Highlands Coffee cùng quảng bá thương hiệu

Ngày 9-3, ban giám đốc các khách sạn Mercure đã công bố chương trình hợp tác với chuỗi cửa hàng cà phê Highlands Coffee để giúp nhau cùng quảng thương hiệu tại thị trường Việt Nam.

mercure-highlands

Chương trình nhằm quảng bá các sản phẩm của một trong những thương hiệu cà phê hàng đầu ở Việt Nam thuộc Công ty cổ phần Việt Thái Quốc tế và thương hiệu mới Mercure của tập đoàn quản lý khách sạn quốc tế Accor tại Việt Nam.

Ông Tony Chisholm, Tổng giám đốc của khách sạn Mercure Đà Lạt Du Parc, cho biết thông qua chương trình, khách uống sản phẩm cà phê mới Jelly Freeze tại các cửa hàng của Highlands có cơ hội đoạt nhiều giải thưởng, bao gồm nghỉ tại một trong 3 khách sạn mang thương hiệu Mercure tại Đà Lạt, Huế và Hà Nội.

Các gói giải thưởng bao gồm đánh gôn, vé máy bay, dịch vụ spa, đưa đón sân bay và tham quan thành phố do các khách sạn Mercure tổ chức tùy thuộc vào các địa điểm của các khách sạn này.

Bà Raphaela T. Galang, Giám đốc phụ trách bán lẻ của Công ty cổ phần Việt Thái Quốc tế, nói với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online rằng thương hiệu khách sạn Mercure sẽ xuất hiện tại khoảng 70 quán cà phê Highlands Coffee tại các thành phố khắp Việt Nam.

Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, ông Chisholm nói chương trình hợp tác sẽ phát triển mối quan tâm của người tiêu dùng Mercure và Highlands Coffee vì 2 thương hiệu này có cùng mục tiêu nhắm đến khách hàng Việt Nam và người nước ngoài.

Ông Chisholm cho biết thêm Mercure là thương hiệu khách sạn đang phát triển tại Việt Nam so với các thương hiệu Sofitel và Novotel của Accor đã phát triển mạnh tại thị trường này. Do vậy, chương trình hợp tác trên sẽ giúp quảng bá Mercure đến với lượng khách hàng lớn của Highlands Coffee là những thương nhân và du khách quốc tế, những người nước ngoài đang sống và làm việc tại Việt Nam và người tiêu dùng trong nước.

Ông Chisholm nói trên thị trường quốc tế Mercure là một thương hiệu khách sạn mạnh và hiện Accor đang quản lý khoảng 690 khách sạn mang thương hiệu này khắp thế giới.

Tại Việt Nam mới chỉ có 3 khách sạn mang thương hiệu Mercure. Tuy nhiên, ông Chisholm dự báo sẽ có thêm khoảng 4 đến 5 khách sạn thương hiệu này sẽ được mở tại thị trường có hơn 86 triệu dân này.

(Thanh Phương -

Theo TBKTSG)

Share:

Chủ Nhật, 18 tháng 11, 2012

Apple mua lại thương hiệu iPad từ Fujitsu như thế nào

Khi Apple lần đầu tiên công bố thông tin về máy tính bảng iPad, hãng "Quả táo" này không phải là chủ sở hữu thương hiệu này, Fujitsu mới chính là chủ nhân.

Fujitsu-iPad

Năm 2003, Fujitsu sản xuất điện thoại cầm tay mang tên iPad chạy trên nền tảng Windows CE. Thiết bị này được dùng tại các điểm bán lẻ (Point Of Sale) - một vài năm sau khi Apple trình làng máy nghe nhạc iPod.

Chỉ một thời gian ngắn sau khi Apple rầm rộ quảng cáo về chiếc máy tính bảng iPad, cuộc chiến pháp lý giữa "Quả táo" và Fujitsu đã âm thầm diễn ra.

Trang blog PatentAuthority đã phát hiện ra bí mật này trong tài liệu của Văn phòng thương hiệu và bản quyền Mỹ. Sau nhiều lần dàn xếp với nhau, Fujitsu đã chính thức nhượng lại thương hiệu iPad cho Apple vào ngày 17/3. Mặc dù không được tiết lộ nhưng chắc chắn Fujitsu đã được đền bù một khoản tiền lớn để "bán" thương hiệu thuộc quyền sở hữu của hãng từ năm 2003. Vì thế, iPad sẽ được tung ra thị trường vào ngày 3/4 tới.

Đây không phải là lần đầu tiên Apple phải "chạy chọt" về pháp lý để mua lại thương hiệu mà hãng muốn sử dụng. Trước đây khi Apple tung ra chiếc điện thoại iPhone đầu tiên vào năm 2007 thì một tuần sau, Cisco vốn sở hữu tên gọi này đã phát đơn kiện.

Apple và Cisco sau đó đã thỏa thuận với nhau để cả hai đều sử dụng thương hiệu này. Apple sản xuất điện thoại thông minh iPhone còn Cisco sản xuất điện thoại VoIP.

(Thanh Phương -

Theo Dân Trí/CNet, Apple Insider)

Share:

Thứ Bảy, 17 tháng 11, 2012

Vì sao Viettel rút khỏi cuộc bình chọn “Mạng di động được ưa chuộng nhất” ?

Việc mạng di động lớn nhất Việt Nam Viettel xin rút khỏi cuộc bình chọn Vietnam Mobile Awards 2009 (VMA 2009) đã khiến cho dư luận rất băn khoăn.

Vietnam-Mobile-Awards

Một câu hỏi được đặt ra là vì sao mạng này lại rút khỏi cuộc bầu chọn được coi là duy nhất và có uy tín nhất ở Việt Nam của độc giả và khách hàng về chất lượng của các mạng di động ?

Thống kê từ năm 2005 tới nay, qua 4 lần VMA được tổ chức hằng năm, chưa bao giờ Viettel nằm trong số các nhà mạng đoạt giải cao nhất của 2 danh hiệu quan trọng của cuộc bình chọn là "Mạng ĐTDĐ được ưa chuộng nhất năm" và "Mạng di động chăm sóc khách hàng tốt nhất".

Năm nay, trước cuộc bình chọn, mặc dù vẫn là mạng di động có số lượng thuê bao lớn nhất nhưng nhiều chuyên gia viễn thông vẫn chưa có cái nhìn lạc quan về triển vọng Viettel được bầu chọn là "Mạng di động được ưa chuộng nhất". Lí do đơn giản là trong năm qua, Viettel chưa có những chính sách chăm sóc vượt trội dành cho khách hàng và không để lại ấn tượng chất lượng phục vụ hơn hẳn các mạng khác.

Đặc biệt các chiến dịch truyền thông quảng bá và củng cố thương hiệu của Viettel xem ra chưa được như 2 mạng MobiFone và VinaPhone và một số mạng di động khác. Trong tình hình đó, việc Viettel xin rút khỏi cuộc bình chọn không làm nhiều người ngạc nhiên, mặc dù dư luận khá lo ngại động thái này có thể ảnh hưởng tiêu cực tới kết quả bình chọn chung.

Bà Nguyễn Huyền Sâm- thường trực Ban tổ chức VMA 2009 khẳng  định cuộc bình chọn hoàn toàn không bị ảnh hưởng. "Cuộc bình chọn không phải là cuộc thi dành cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ di động mà dành cho độc giả và khách hàng sử dụng dịch vụ. Họ hoàn toàn có quyền bày tỏ chính kiến của mình đối với các doanh nghiệp đang tham gia cung cấp dịch vụ di động trên thị trường", bà Sâm phát biểu.

Đồng quan điểm như vậy, bà Đoàn Ngọc Thu- Phó tổng biên tập báo VietnamPlus- TTXVN, thành viên bộ phận giám sát cuộc bình chọn cũng cho rằng vấn đề không phải là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ di động muốn tham gia hay không tham gia cuộc bình chọn mà khi họ đã tham gia thị trường thì khách hàng hoàn toàn có thể đánh giá, bình chọn.

Theo bà Nguyễn Hà Thành- đại diện phòng truyền thông thuộc Tập đoàn Viettel thì việc Viettel không tham gia cuộc bình chọn đơn giản là do "chưa chuẩn bị chu đáo để tham gia"... Gần đây, Ban tổ chức VMA 2009 phát hiện hiện tượng chạy đua tăng tỷ lệ bình chọn của một số nhà mạng. Bộ phận kĩ thuật của VMA 2009 đã ghi nhận liên tiếp hàng trăm lượt bình chọn được cho là "người nhà" của một mạng di động.

Theo nguồn tin riêng của PV Văn Hoá, vào cuối giờ sáng ngày 9.3, sau khi sàng lọc và kiểm tra kĩ, có khoảng 400 lượt bình chọn của độc giả và khách hàng được đưa vào diện nghi vấn. Tuy con số này không đáng kể so với hàng trăm ngàn lượt bình chọn nhưng "Ban tổ chức VMA 2009 có thể không tính số lượt bình chọn này đối với doanh nghiệp được bình chọn nhưng vẫn giữ nguyên quyền lợi cho khách hàng khi bình chọn".

Đó là lời ông Nguyễn Đoàn Trọng Hiếu, phụ trách bộ phận kĩ thuật của VMA 2009. Thế nhưng việc có nhiều bình chọn của nhân viên thuộc một mạng di động cho chính mạng đó có thể cũng là một trong những mối lo ngại cho các mạng di động khác, trong đó có Viettel.

Kết quả cuộc bình chọn VMA 2009 cũng như các cuộc tham khảo ý kiến khách hàng khác có thể chưa hoàn toàn tuyệt đối chính xác, càng không thể lấy đó làm căn cứ đánh giá toàn diện chất lượng dịch vụ của một mạng di động cụ thể, nhưng nó phản ánh thái độ và chính kiến của khách hàng đối với các nhà cung cấp dịch vụ. Với mục tiêu rõ ràng như thế của cuộc bình chọn, khách hàng chờ đợi sự tham gia tích cực của Viettel với tư cách là một "đại gia" cung cấp dịch vụ viễn thông thay vì e ngại nếu không đạt kết quả cao của cuộc bình chọn có thể làm ảnh hưởng tới thương hiệu của mình.

Vietnam-Mobile-Awards-2009

Vietnam Mobile Awards 2009 do Tạp chí e-CHÍP M! và Báo VietNamNet tổ chức tổng hợp sự  bình chọn, đánh giá của người tiêu dùng đối với các nhà cung cấp sản phẩm và dịch vụ viễn thông Việt Nam bao gồm nhà mạng, các hãng ĐTDĐ và các nhà bán lẻ ĐTDĐ. Hệ thống giải thưởng dành cho các mạng di động có 1 Giải chính Mạng di động được ưa chuộng nhất năm 2009 và các giải phụ: Mạng chăm sóc khách hàng tốt nhất; Mạng có hệ thống nhận diện thương hiệu được nhiều người biết đến nhất; Mạng có dịch vụ 3G tiềm năng nhất; Mạng có gói cước hấp dẫn nhất. Ngoài ra, còn có thêm sự bình chọn, đánh giá của người dùng đối với các dịch vụ nội dung gia tăng trên ĐTDĐ.

(Thanh Phương -

Theo báo Văn Hóa)

Share:

Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2012

UPS đoạt giải “Thương hiệu được ưa chuộng nhất thế giới”

ups-logoTrong cuộc khảo sát thường niên gần đây được được tổ chức bởi Tạp chí FORTUNE, UPS được xếp hạng là "Thương hiệu được ưa chuộng nhất thế giới" trong nghành công nghiệp bưu chính và lọt vào tốp 50 thương hiệu hàng đầu thế giới trong tất cả các ngành công nghiệp.

UPS giữ vị trí cao nhất trong bảng xếp hạng các công ty cung cấp dịch vụ bưu chính trên toàn cầu với điểm số 8,2 trên tổng điểm 10. Ngoài ra chỉ có 3 công ty khác đạt điểm 8. UPS đứng đầu về điểm số trong số các công ty cung cấp dịch vụ vận chuyển bằng máy bay, tàu hoả, xe tải và dịch vụ logistic, được hội đồng giám khảo xếp số 1 trong số 9 công ty cung cấp dịch vụ trong nghành công nghiệp bưu chính.

UPS cũng được xếp hạng tốp 10 DN trên thế giới với 8 trên 9 chỉ tiêu cơ bản đứng đầu thế giới. Cụ thể: điểm số cao nhất thế giới đối với chỉ tiêu "trách nhiệm đối với xã hội", đứng thứ 2 thế giới đối với chỉ tiêu "chất lượng quản lý", đứng thứ 3 thế giới đối với chỉ tiêu "quản lý con người", "sử dụng vốn liên kết" và "chất lượng sản phẩm dịch vụ", đứng thứ 6 đối với chỉ tiêu "khả năng cạnh tranh toàn cầu", đứng thứ 7 đối với chỉ tiêu "lành mạnh về tài chính" và đứng thứ 9 đối với chỉ tiêu "đổi mới".

UPS là một trong những thương hiệu nổi tiếng nhất trên thế giới với phạm vi hoạt động tại hơn 200 nước và vùng lãnh thổ trên toàn cầu. UPS đã được biết đến rộng rãi trong vài năm trở lại đây nhờ vào việc mở rộng vai trò của nó đối với thương mại toàn cầu. UPS giữ vị trí số 1 về "Thương hiệu được ưa chuộng nhất" trong ngành công nghiệp bưu chính tại 25 cuộc khảo sát trong tổng số 29 cuộc khảo sát được thực hiện bởi tạp chí FORTUNE.

Để có được danh sách các thương hiệu được ưa chuộng nhất tại Mỹ, FORTUNE đã hợp tác với Tập đoàn tư vấn HAY để thăm dò ý kiển của các chuyên gia cao cấp, các giám đốc và nhà phân tích.

(Theo UPS/Đọc toàn bộ bài viết trên báo Bưu điện Việt Nam số 33 ra ngày 17/3/2010)

(Phương Trinh -

Theo Vietnambranding)

Share:

Thứ Năm, 15 tháng 11, 2012

Forbes: Vinagame đủ tầm bước ra biển lớn

vinagameTạp chí Forbes viết Vinagame đang trở thành "đại gia" thực sự trong làng cung cấp dịch vụ giải trí trực tuyến ở khu vực Đông Nam Á. Thậm chí, so với Shanda và Tencent của Trung Quốc, VNG cũng đang nắm không ít lợi thế để có thế sớm xưng hùng xưng bá.

Tạp chí Forbes đã có một cái nhìn tổng quan về "đại gia" mới nổi này, Nhịp Sống Số lược đăng để cùng nhìn lại VNG sau chặng đường 5 năm phát triển.

Mục tiêu thương hiệu trực tuyến số 1 Việt Nam

Đại bản doanh đóng ngay ở lầu 2 siêu thị Big C, bên con phố luôn đông nghịt xe cộ - một cảnh thường thấy ở Sài Gòn, nên không dễ để người ta có thể tìm được trụ sở của VNG. Tuy nhiên, bên trong những căn phòng được xếp đặt và trang trí kì cục, đội ngũ nhân viên trẻ của Vinagame vẫn chăm chú dán mắt vào màn hình máy tính, cùng tham vọng đưa công ty này trở thành nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến và Mạng xã hội lớn nhất Việt Nam. VinaGame đang hướng tới mục tiêu trở thành thương hiệu đầu tiên, thành công gắn với môi trường kinh doanh trực tuyến ở Việt Nam, một nền kinh tế được ví như con hổ của Châu Á.

Với khoản doanh thu đạt 50 triệu USD trong 2009 cùng tốc độ tăng trưởng thường niên lên tới 50%, VinaGame chính là một mô hình kinh doanh thành công điển hình nhờ vào môi trường Internet khi giao tiếp truyền thông liên lạc và tiêu dùng thời số hóa đang lên ngôi ở Việt Nam. Điều đặc biệt: ở tuổi 32, chủ tịch kiêm tổng giám đốc Lê Hồng Minh cũng chính là một game thủ có hạng.

Bước ra biển lớn

Từng nhiều năm lăn lộn với nghề tài chính, Lê Hồng Minh đã quyết định bỏ nghiệp để lập ra VinaGame năm 2004, cùng với một số game thủ thân thiết. Bận bịu với công việc, doanh nhân đất Sài Gòn đã buộc phải bỏ thói quen chơi game ngày xưa, từ 4-5 tiếng mỗi ngày xuống còn 1 giờ.

Phần nào ngại ngùng và khiêm tốn khi nói về những thành công của mình nhưng Minh có một khát vọng lớn trong huyết quản. Giám đốc trẻ của VinaGame tin rằng một ngày nào đó Minh sẽ có thể niêm yết cổ phiếu của công ty trên những sàn giao dịch chứng khoán danh tiếng ở Hồng Kông hay Nasdaq (Mỹ).

Chiếm tới 65% thị phần trong tổng số 109 triệu USD tổng doanh thu từ thị trường game trực tuyến nhưng vị thế và ảnh hưởng của VinaGame ở tầm châu lục vẫn còn hạn chế nếu so sánh Việt Nam với hai thị trường lớn Trung và Hàn Quốc. Tuy vậy, ở trong nước, vị thế của Vinagame là không cần bàn cãi. Lấy ví dụ: trong vòng 1 tháng kể từ khi phát hành phiên bản tiếng Việt game Kiếm Thế của Kingsoft Corp, VinaGame đã thu hút được khoảng 3,5 – 4 triệu game thủ.

vinagame-logo

Mạng xã hội – miếng bánh béo bở

VinaGame cũng đang tích cực đầu tư sang lĩnh vực mạng xã hội. Việc đổi tên thành VNG có thể coi là một chiến lược muốn đi xa hơn thị trường trò chơi trực tuyến. Sau hai năm giới thiệu cổng thông tin Zing.vn, sản phẩm của Vinagame được Alexa xếp hạng chỉ sau Google và Yahoo, tính riêng ở Việt Nam. Trong chi Zing Me cũng đang dẫn đầu thị trường nội địa với hàng loạt dịch vụ công cộng nhiều người quan tâm như nhạc số, giải trí, tin tức, email và tin nhắn tức thời, cùng 4 triệu người dùng.

Theo đánh giá của Benjamin Joffe, CEO hãng nghiên cứu và cung cấp dịch vụ xây dựng chiến lược kinh doanh trực tuyến tập trung vào thị trường châu Á có tên Plus 8 Star, đóng tại Bắc Kinh: "VinaGame đang trở thành một hình ảnh của Tencent trước đây". Cũng giống như nhà cung cấp dịch vụ hàng đầu Trung Quốc, Vinagame được quỹ đầu tư mạo hiểm IDG nâng đỡ. Đầu 2005, IDG rót 500.000 USD vào VinaGame, sau khi quỹ này kiếm được 300 triệu USD nhờ vào thương vụ hợp tác cùng Tencent, vỏn vẹn 2 triệu USD ban đầu.

Cũng giống như nhà cung cấp dịch vụ hàng đầu Trung Quốc, Vinagame được quỹ đầu tư mạo hiểm IDG đầu tư 2005 số tiền 500.000 USD, sau khi "kiếm được" 300 triệu USD từ khoản đầu tư 2 triệu USD vào Tencent và trở thành một trong những thương vụ thành công nhất của IDG ở Trung Quốc.

Theo đánh giá của Herry Nguyễn, giám đốc điều hành chi nhánh IDG Việt Nam: "Thị trường Việt Nam cũng tương tự như thị trường Trung Quốc 10 năm trước".

Hiện Tencent cũng là một trong số các nhà đầu tư vào VinaGame với thỏa thuận sẽ đưa dịch vụ chat QQ và các trò chơi phổ thông đến tay người dùng Việt Nam thông qua VinaGame. Ngoài ra, Johnny Shen, người từng giữ cương vị giám đốc phụ trách mua bán và sáp nhập (M&A) của Tencent cũng đã về dưới trướng VinaGame từ năm 2008, đảm nhiệm vai trò giám đốc tài chính, kiêm phó chủ tịch điều hành phụ trách chiến lược và phát triển. Hiện VinaGame cũng có sự hiện diện của Goldman Sachs - một "đại gia" trong số các ngân hàng đầu tư của Mỹ.

Thành công đến với VinaGame là do công ty này đã biết chắt chiu những kinh nghiệm quý báu từ Shanda và Kingsoft của Trung Quốc. Chẳng hạn, nhờ vào mô hình bán thẻ chơi game trả trước tại các tiệm internet công cộng ngay từ đầu 2006, VinaGame đã bắt đầu đạt được lượng dòng tiền lưu động. Theo Henrry Nguyễn thì: "Hơi quá lời, nhưng có thể nói ngay từ đầu, mô hình này đã trở thành cái máy in tiền." Nhờ vào đó, VinaGame không những đạt được mức lợi nhuận lớn, mà còn đủ tiềm lực để tái đầu tư mở rộng thị trường.

Xu hướng bản địa hóa và đa dịch vụ

Hiện VinaGame cũng bắt đầu có những game mang thương hiệu riêng, cho dù chỉ chiếm 5%. Số còn lại chủ yếu phát hành theo giấy phép từ các công ty phát triển game của Trung Quốc và Hàn Quốc.

vinagame-doanh-thu

Doanh thu game trực tuyến ở một số thị trường châu Á - Nguồn: Forbes

Theo ông Lê Hồng Minh: "Game là một ngành công nghiệp nội dung. Nó phải phát triển để phù hợp với thị hiếu và bản sắc văn hóa của thị trường sẽ phát hành. Ở Việt Nam, game giải trí vui vẻ và thuộc thể loại hoạt hình đang chiếm ưu thế". Ông Minh cũng cho biết, VinaGame đang lên kế hoạch sớm giới thiệu Thuận Thiên Kiếm, một game được phát triển dựa vào lịch sử và văn hóa Việt Nam.

Tuy nhiên, hiện VinaGame cũng đang phải đối mặt với tình trạng lộn xộn giữa các mô hình kinh doanh giữa game trực tuyến, mạng xã hội… với các dịch vụ nhạc số, tin tức và cổng thông tin giải trí: "Rõ ràng, mô hình kinh doanh game trực tuyến không thể nào giống với khi làm điện ảnh.", Herry Nguyễn chia sẻ quan điểm.

Ngoài ra, kinh doanh trò chơi trực tuyến ở Việt Nam cũng gặp không ít khó khăn, khi các game có nội dung bạo lực sẽ không được phép phát hành. Rất may là từ trước đến nay, VinaGame vẫn thuộc dạng "trong sạch".

(Thanh Phương -

Theo Tuổi Trẻ Online/ Forbes )

Share:

Thứ Tư, 14 tháng 11, 2012

Một tập đoàn của Mỹ sẽ mua Daewoo E&C với giá gần 3 tỉ USD?

kdbMặc dù tập đoàn TR America (Mỹ) chưa có lời bình luận nào nhưng dư luận đã xôn xao về việc tập đoàn này sẽ mua lại công ty xây dựng và kỹ thuật Daewoo (Daewoo E&C) của Hàn Quốc với mức giá gần 3 tỉ USD khiến cho cổ phiếu của tập đoàn tăng lên 8% vào ngày 16/2/2010.

Được biết, tập đoàn TR America đã có ý định mua công ty này từ cuối năm 2009 nhưng thất bại. Lần này, tập đoàn đã lên kế hoạch mua 51% cổ phiếu của hãng Daewoo với giá 3,39 ngàn tỉ won (khoảng 2,96 tỉ USD).

Ngân hàng phát triển Hàn Quốc (KDB) - chủ nợ lớn nhất của tập đoàn Kumho Asiana Group, tập đoàn mẹ của công ty Daewoo E&C mặc dù chưa nhận được lời đề nghị nào về thương vụ này nhưng đã bày tỏ mong muốn thông tin trên sẽ trở thành hiện thực vì tập đoàn Kumho hiện đang rất cần tiền để hoạt động. KDB nhắm tới sẽ thâu tóm Daewoo với một thỏa thuận tái thiết nợ với tập đoàn Kumho Asiana.

Việc bán công ty Daewoo E&C - công ty xây dựng lớn thứ 4 của Hàn Quốc với giá thị trường đã được nỗ lực xúc tiến từ cuối năm ngoái khi mà các đơn vị chủ chốt của tập đoàn mẹ Kumho Asiana đã bị đặt dưới các kế hoạch tái thiết của các ngân hàng.

Kumho Asiana - tập đoàn lớn thứ 9 của Hàn Quốc đã lâm vào cảnh nợ nần trong những năm gần đây, đặc biệt là vào năm 2006, khi Kumho Asiana mua Daewoo với mức giá 6,4 ngàn tỉ won trong khi công ty này chỉ đáng giá 3,5 ngàn tỉ won.

(Phương Trinh -

Theo DDDN )

Share:

Thứ Ba, 13 tháng 11, 2012

Juniper Networks khai trương phòng Lab NGN hiện đại nhất Việt Nam

Juniper-NetworksHệ thống phòng Lab, với các giải pháp CNTT tiên tiến nhất của các hãng hàng đầu thế giới trong lĩnh vực CNTT được đặt tại Đà Nẵng, thành phố đầu tàu khu vực miền Trung đang tiến nhanh trên con đường trở thành một Trung tâm phát triển CNTT của Quốc Gia .

Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Đà Nẵng cùng với Juniper Networks, tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực mạng hiệu năng cao, ngày 18/3 đã chính thức khai trương phòng Lab Mạng Thế Hệ Mới (NGN) thứ ba ở Việt Nam tại Thành phố Đà Nẵng (sau 2 phòng Lab NGN đã được khai trương lần lượt tại TP. HCM và Hà Nội).

Với sự hợp tác của các hãng công nghệ hàng đầu thế giới là Avaya (với các giải pháp Contact Center), Polycom (các giải pháp video conferencing, telepresence), phòng Lab NGN đặt tại Công viên Phần mềm Đà Nẵng (số 2 Quang Trung, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng) đã trở thành phòng Lab lớn nhất và hiện đại nhất ở Việt Nam, giúp các tổ chức, doanh nghiệp trên toàn khu vực miền Trung và Tây Nguyên có điều kiện thuận lợi kiểm thử các giải pháp mạng tổng thể trước khi triển khai các dự án ứng dụng CNTT của họ.

Việc khai trương phòng Lab NGN của Juniper Networks và các tập đoàn công nghệ lớn cũng cho thấy chủ trương đầu tư Xây dựng Khu CNTT Đà Nẵng để thu hút đầu tư vào lĩnh vực này của lãnh đạo Thành phố Đà Nẵng đã bắt đầu phát huy hiệu quả. Sự góp mặt của các tập đoàn CNTT lớn sẽ tạo thêm động lực và góp phần không nhỏ vào nỗ lực xây dựng Đà Nẵng trở thành một trong ba trung tâm công nghệ hàng đầu của quốc gia đến năm 2020, với tốc độ tăng trưởng bình quân 13-14%/năm, tạo tiền đề cho Thành phố phát triển bền vững trong tương lai.

Với tổng giá trị đầu tư khoảng 10 triệu đô la Mỹ và tần suất cập nhật công nghệ mới được thực hiện theo hàng quý, phòng lab mới là sự kết hợp giữa các giải pháp hàng đầu trong lĩnh vực hạ tầng và bảo mật; các giải pháp call center và truyền thông; và giải pháp hội nghị truyền hình. Sự kết hợp này  đã mang đến danh mục những giải pháp công nghệ hàng đầu trong lĩnh vực CNTT, tạo ra  một nền tảng CNTT tổng thể nhất cho các tổ chức, doanh nghiệp tại Đà Nẵng và khu vực miền Trung.

Sau TP. HCM và Hà Nội, Juniper và các hãng công nghệ hàng đầu quyết định mở phòng Lab NGN tại Đà Nẵng.  Đà Nẵng được chọn để mở phòng Lab NGN thứ ba tại Việt Nam là bởi sức hấp dẫn của thành phố có tốc độ phát triển CNTT bình quân trong  3 năm qua đạt 25%, của thành phố đang trở thành một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực hàng đầu khu vực miền Trung – Tây Nguyên và đứng đầu trong nhóm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có độ sẵn sàng cho ứng dụng và phát triển CNTT-TT Việt Nam 2009.

(Đặng Quân -

Theo VnMedia)

Share:

Thứ Hai, 12 tháng 11, 2012

Highlands đem Hard Rock đến Việt Nam

Hard-Rock-Cafe-Logo

Công ty TNHH quốc tế Việt Thái (VTI), chủ đầu tư hệ thống cửa hàng Highlands Café ở Việt Nam đã hoàn tất việc nhận nhượng quyền thương hiệu cà phê cao cấp Hard Rock của Công ty giải trí Hard Rock International (Anh-Mỹ) để đưa nhãn hiệu này vào thị trường Việt Nam.

Theo thông cáo báo chí của VTI, việc đưa thương hiệu cà phê Hard Rock (bao gồm kết hợp cà phê, âm nhạc và thời trang) vào thị trường Việt Nam là nhắm tới tầng lớp trung lưu.

Dự kiến cửa hàng cà phê mang thương hiệu Hard Rock đầu tiên sẽ được VTI mở ở cao ốc Kumho Asiana Plaza trong thời gian tới. Hiện tại Hard Rock có 157 chi nhánh tại hơn 52 Quốc Gia trên khắp thế giới, bao gồm 127 nhà hàng, quán cà phê và 12 khách sạn.

Ngoài cà phê, VTI cũng đã đem Nike và Aldo Shoes and Accessories đến thị trường Việt Nam và sắp tới là trung tâm mua sắm Debenhams của Anh vào tháng 12 tới đây.

(Phương Trinh -

Theo TBKTSG)

Share:

Chủ Nhật, 11 tháng 11, 2012

SeABank sẽ thay đổi hệ thống nhận diện thương hiệu

seabank-logoNgân hàng Đông Nam Á (SeABank) sẽ thay đổi hệ thống nhận diện thương hiệu, theo định hướng kinh doanh mới.

Ngày 18/11, SeABank cho biết kế hoạch này đã được chuẩn bị từ đầu năm, với sự hỗ trợ của đối tác chiến lược là Société Générale (tập đoàn tài chính ngân hàng hàng đầu châu Âu).

Theo ngân hàng này, việc thay đổi hệ thống nhận diện thương hiệu mới là yêu cầu đổi mới diện mạo, tập trung theo định hướng phát triển thành ngân hàng bán lẻ tiêu biểu tại Việt Nam.

"Với kế hoạch này, chúng tôi mong muốn đem lại một hình ảnh năng động, mới mẻ hơn đến với khách hàng. Bộ nhận diện thương hiệu mới của SeABank được xây dựng trên cơ sở các nghiên cứu, phân tích kỹ lưỡng về màu sắc, ý nghĩa, biểu tượng, phù hợp với chiến lược kinh doanh bán lẻ của ngân hàng. Logo và khẩu hiệu mới và sẽ chính thức được công bố vào đầu tháng 12/2009", lãnh đạo SeABank cho biết.

Bên cạnh hệ thống nhận diện thương hiệu mới, toàn bộ hệ thống nội – ngoại thất ở tất cả các điểm giao dịch của SeABank trên toàn quốc cũng được thiết kế và xây dựng theo mô hình mới. Hệ thống này được thiết kế và tư vấn bởi Công ty Steven Leach, đối tác truyền thống của Société Générale.

SeABank được thành lập từ năm 1994. Sau 15 năm phát triển, SeABank hiện là thành viên trong Top 10 ngân hàng cổ phần có quy mô vốn điều lệ lớn nhất cả nước (hơn 4.068 tỷ đồng). Từ tháng 8/2008, Société Générale trở thành cổ đông chiến lược nước ngoài, sở hữu 20% cổ phần của ngân hàng này.

((Phương Trinh -

Theo Vneconomy)

Share:

Thứ Bảy, 10 tháng 11, 2012

Hai thương hiệu thuần Việt trong số 10 thương hiệu hàng đầu Việt Nam

vietnam-superbrandsTheo một công bố mới nhất của tổ chức nhận diện và đánh giá thương hiệu Superbrands căn cứ trên một điều tra thực hiện bởi hãng Nielsen, trong 10 thương hiệu được khách hàng đánh giá cao nhất Việt Nam có hai thương hiệu thuần Việt là Vinamilk (đứng thứ 3) và Viettel (đứng thứ 4).

Hãng nghiên cứu đã xem xét 500 thương hiệu được ưa chuộng ở Việt Nam qua 96 loại hàng hóa và dịch vụ. Kết quả, 10 thương hiệu hàng đầu Việt Nam theo thứ tự là Samsung, Sony , Vinamilk,  Viettel,  Big C, Toshiba, Honda, Nokia, LG, KFC.

Superbrands là một tổ chức quốc tế bắt nguồn từ Anh hiện có văn phòng tại 80 nước trên thế giới, chuyên thu thập dữ liệu, nhận diện công bố và vinh danh thương hiệu . Còn Nielsen là công ty chuyên nghiên cứu thị trường, đã nhiều năm tiến hành khảo sát xếp hạng các thương hiệu tại Việt Nam.

(Thanh Phương -

Theo Tiền Phong online)

Share:

Thứ Sáu, 9 tháng 11, 2012

Những người làm nên thương hiệu hoa Đà Lạt (2)

da-lat-cong-vien-hoaNếu như "phù thủy" Mười Lời, bắt hoa nở theo ý mình, thì nghệ nhân - võ sư hồng đai lục đẳng Vovinam Nguyễn Công Hóa có thể giúp hoa "sống" đến hàng năm trời mà vẫn giữ nguyên nét tươi tắn, mềm mại tự nhiên.

>> Những người làm nên thương hiệu hoa Đà Lạt (kỳ 3)

>> Những người làm nên thương hiệu hoa Đà Lạt (kỳ 1)

Kỳ 2: Uớc vọng 'hoa bất tử' của lão võ sư

Tại kỳ Festival này, nghệ nhân Hóa xác lập một kỷ lục có một không hai: Bức tranh hoa được sắp đặt từ 1.000 bông hoa hồng được ướp bằng hóa chất do chính ông chế tạo.

Bức tranh "sống"

Chúng tôi đến thăm ông vào những ngày Festival hoa Đà Lạt đang nhộn nhịp. Chẳng có thời gian tiếp khách, liên tục nhận điện thoại của Ban tổ chức lễ hội, đại diện của sách kỷ lục. Ông "lôi" ngay khách theo mình, vòng vèo từ vườn hoa của ông tại làng Vạn Thành (nằm ở chân thác Cam Ly) vào trung tâm thành phố. Trên lầu 2 một căn biệt thự mới, "chủ đầu tư" bức tranh, anh Nguyễn Duy Đạt, Giám đốc shop hoa tươi ướp và anh Huỳnh Thanh Sang, chuyên viên thẩm định thông tin, hình ảnh Hội đồng xác lập kỷ lục Guiness Việt Nam đang chờ chữ ký của ông Hóa vào hồ sơ xác nhận kỷ lục "Bức tranh lớn nhất bằng hoa hồng ướp".

1.000 bông hoa hồng tươi tắn thiết kế trên chất liệu sơn dầu làm nên bức tranh sinh động về cảnh quan Đà Lạt, chào mừng 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Chưa được đưa ra khu trưng bày, nhưng ngay từ "xưởng sản xuất", bức tranh đã hút hồn chúng tôi bởi ngàn bông hoa hồng đủ màu sắc đang tươi thắm khoe sắc. Chạm nhẹ tay vào những cánh hoa, cảm giác mềm mại, nhung mềm như những cánh hoa đang… say ngủ vậy. Thán phục trước sự kỳ diệu của bức tranh, anh Sang, cho biết bao năm trong nghề, lần đầu tiên được tận mắt chứng kiến bức tranh sử dụng chất liệu đặc biệt như thế, tất cả như tràn đầy sức sống với 1.000 bông hoa hồng đủ màu sắc, cùng rất nhiều loại cỏ, cây hoa lá khác cũng được hóa thủy… "Những kỷ lục trước đây chỉ là bức tranh làm bằng hoa tươi, hay hoa khô xấy chứ chưa bao giờ là một bức tranh bằng hoa tươi ướp như thế này", anh Sang nói.

Nhìn ngắm công trình của mình, nghệ nhân Nguyễn Công Hóa tâm sự: "Sau 5 năm kể từ ngày ướp khô thành công những bông hoa hồng đầu tiên, đến nay tôi đã ướp thêm được 16 loại hoa và bức tranh này là công trình đầu tiên hội tụ đầy đủ những loài hoa đó. Nếu được công nhận đạt kỷ lục trong lễ bế mạc Festival hoa năm nay, tôi sẽ mang bức tranh này tham dự lễ hội 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Vì mục đích ban đầu khi tiến hành làm bức tranh, tôi gửi gắm tâm nguyện đó trong 1.000 bông hoa hồng ướp khô".

1000-hoa-hong

Nghệ nhân Nguyễn Công Hóa (ngoài cùng bìa trái) bên bức tranh ghép bằng 1.000 bông hoa hồng tươi ướp.

Quyền cước và hoa hồng

Trưởng thành giữa làng hoa Vạn Thành nổi tiếng của Đà Lạt, chàng trai Nguyễn Công Hóa lại say mê cả võ thuật lẫn hoa hồng. Cả vùng trồng hoa, không ai là không biết thầy Hóa dạy võ, trồng hoa ướp khô. Những ngày đầu tiên chập chững luyện những bài quyền cước của môn Việt Võ Đạo (Vovinam) cũng là những ngày đầu tiên chàng trai Hóa chăm bón những gốc hoa hồng đầu tiên trổ bông… Thấm thoắt mấy mươi năm trôi qua, tóc trên đầu đã bạc, chàng trai Hóa ngày nào đã trở thành chủ tịch hội Vovinam Lâm Đồng, cấp bậc hồng đai lục đẳng. Mấy mươi năm có lúc gắn bó, có lúc phiêu bạt với làng hoa quê mình nhưng không lúc nào nguôi ý định "làm một điều gì đó cho hoa".

Ngôi nhà ông Hóa lọt thỏm giữa những luống hoa, ông mang những cành cúc ngàn sao khoe: "Mình vừa ướp thành công nguyên cành hoa rồi đấy. Vui lắm! Bước đầu là cúc ngàn sao, sau này sẽ là hoa hồng, cẩm chướng, sứ… hoa ướp cả cành này có thể cắm lọ chưng đẹp lắm". Nhìn những cành hoa đã khô xác, nhưng màu sắc, hình dáng…vẫn còn nguyên cái hồn mới thực sự khâm phục tài năng của ông. Ngay cả những bông hoa đầu tiên ướp thành công cách đây 5 năm vẫn giữ nguyên được độ mềm, đẹp tự nhiên như hoa tươi vừa được ngắt trên cành xuống. Băn khoăn về tuổi thọ của hoa sau khi ướp này, ông Hóa cười xòa "chưa thể biết được, mình vẫn đang đợi thời gian trả lời…"

Đã 30 năm, kể từ ngày người con đất võ (Bình Định) đặt chân lên Đà Lạt sống với nghề trồng hoa, ông chia sẻ: Có thể với nhiều người, giữa trồng hoa, thưởng hoa có gì đó đối nghịch với việc luyện võ, giống như sự đối nghịch giữa cái nhu với cái cương. Nhưng với ông, để cân bằng được hai sở thích, phải biết dung hòa được hai loại hình nghệ thuật này sở. Ý chí trong tinh thần võ hiệp đã thôi thúc niềm đam mê và lòng chinh phục của ông. Tình yêu hoa đã thôi thúc ông trăn trở tìm cách lưu giữ được những khoảnh khắc đẹp nhất của của các loài hoa. Ông Hóa kể, nhiều lần chứng kiến trong những cuộc vui (sinh nhật, tiệc cưới…) thấy mọi người vui vẻ bên những sản phẩm mình trồng ra, nhưng những bông hoa đó cũng vội tàn sau những cuộc vui.  Nhất lại là hoa hồng, thứ hoa vốn được xem là biểu tượng cho tình yêu bất diệt.

Những suy nghĩ đó đã khiến ông Hóa quyết tâm tìm kiếm công thức có thể ướp lại những khoảng khắc tươi đẹp nhất của những loại hoa mình trồng. Vậy là trong suốt ngần ấy năm, hơn 60.000 gốc hoa trong khuôn viên của mình được ông dày công nâng niu từ khi trồng đến khi kết nụ, đơm hoa để có được những bông hoa đẹp nhất mang ướp. Giờ đây, hoa hồng sau khi ướp có thể mang đủ màu sắc khác nhau: xanh, đỏ, nâu, vàng… và những loại hoa khác như cúc, cẩm chướng, sứ… cũng đều được ướp thành công. Khách hàng trong khắp cả nước đều đã biết đến hoa tươi hóa thủy của của ông.

Hoa Đà Lạt chưa khai thác hết tiềm năng

Trong khuôn khổ Festival hoa Đà Lạt 2010, sáng 3.1, hội thảo chuyên đề hoa Đà Lạt đã được tổ chức.

Tại hội thảo, nhiều đại biểu đánh giá cao chất lượng hoa Đà Lạt mà trong đó, điều kiện khí hậu là một lợi thế rất lớn góp phần tạo nên thế mạnh đó. Theo đại diện lãnh đạo Sở Khoa học – Công nghệ tỉnh Lâm Đồng, diện tích nhà lưới trồng hoa tại Đà Lạt hiện chiếm 1.200 ha, lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Ngoài hoa tươi, hiện đã được xuất khẩu (chủ yếu là châu Âu), các doanh nghiệp, nghệ nhân trồng hoa Đà Lạt còn sáng tạo ra nhiều sản phẩm hoa độc đáo như hoa tươi ướp (giữ được 4 - 5 năm), hoa sấy khô… Tỷ lệ hoa xuất khẩu chiếm 80% tổng lượng sản xuất. Với giá trị thu về khá cao so với các loại cây trồng khác, ngành trồng hoa tại thành phố Đà lạt đã đóng góp 10% GDP cho toàn tỉnh.

Tuy nhiên, doanh nghiệp và hộ nông dân trồng hoa cũng cho rằng, hiện hoa Đà Lạt vẫn chưa khai thác hết tiềm năng vốn có. Nguyên nhân được xác định là do quy mô sản xuất hoa còn nhỏ lẻ. Diện tích đất canh tác nói chung bị thu hẹp khiến diện tích trồng hoa cũng ảnh hưởng không nhỏ. Nguồn vốn vay ngắn hạn (chỉ 1 - 2 tỷ đồng) quá ít ỏi so với nhu cầu đầu tư vườn kính là cản ngại lớn đối với nông dân và doanh nghiệp quy mô nhỏ. Trong khi đó, chi phí đầu tư cho 1ha nhà kính ít nhất cũng 7 - 9 tỷ đồng. Ngoài ra, sự thiếu thốn về thông tin, kiến thức, kỹ thuật của người trồng hoa cũng khiến ngành sản xuất hoa tươi Đà Lạt mất đi nhiều cơ hội tốt.

(Phương Trinh -

Theo Báo Đất Việt)

Share:

Thứ Năm, 8 tháng 11, 2012

Thương hiệu Porsche đáng tin cậy nhất

Porsche-logoNgành công nghiệp ô tô thế giới dường như đang đi đúng hướng. Kết quả khảo sát độ tin cậy của xe hơi do J.D Power thực hiện cho thấy 25 trong số 36 thương hiệu tăng độ tin cậy trong năm 2010 so với kết quả năm 2009.

Theo kết quả này, Porsche là thương hiệu dẫn đầu về độ tin cậy trong năm 2010, trong khi Lincoln tiến 6 bậc lên vị trí thứ 2. Các thương hiệu kế tiếp lần lượt là Buick, Lexus và Mercury.

7 trong 10 mẫu xe ít sự cố nhất trong ngành là từ Ford và GM, trong đó có Buick Lacrosse phiên bản 2007, Buick Lucerne, Cadillac DTS, Ford Five Hundred, Lincoln MKZ, Mercury Milan, và Mercury Montego.

Tuy nhiên, ông David Sargent, phó chủ tịch nghiên cứu ô tô của J.D Power & Associates, cho biết: "Sản xuất những mẫu xe mang tiêu chuẩn quốc tế chỉ là một phần của "cuộc chiến" giữa các nhà sản xuất ô tô. Thuyết phục để khách hàng tin tưởng vào chất lượng sản phẩm cũng quan trọng không kém".

Cuộc khảo sát của J.D Power cũng cho thấy một số công ty sản xuất những chiếc xe có độ tin cậy cao nhưng lại không được người tiêu dùng ưa chuộng do còn thiếu long tin. Trong số này có Cadillac, Ford, Hyundai, Lincoln  và Mercury.

(Thanh Phương -

Theo Dantri/AutoEvolution)

Share:

Thứ Tư, 7 tháng 11, 2012

Ba nhà mạng VN bị Apple qua mặt

iphone-legoNgày 17-3, hai nhà mạng Viettel và VinaPhone cho biết sẽ chính thức phân phối điện thoại Apple iPhone tại thị trường Việt Nam từ ngày 26-3 và cả hai đều đưa ra mức giá sốc đối với sản phẩm này.

Kế hoạch "nóng"

Cụ thể, Viettel tuyên bố người tiêu dùng có thể sở hữu máy iPhone với chi phí thực tế từ mức 0 đồng. Trong khi đó giá bán iPhone của VinaPhone có thể chỉ ở mức 4 triệu đồng.

Phía Viettel khẳng định sẽ cung cấp cả 3 loại máy là iPhone 3G-8G, iPhone 3GS-16GB và iPhone 3GS-32GB gồm cả 2 phiên bản quốc tế và phiên bản khóa mạng tại 28 siêu thị Viettel tại 25 tỉnh, thành trên cả nước. Tất cả các máy iPhone đều được hưởng chế độ bảo hành chính hãng 12 tháng.

Viettel đưa ra 5 hình thức bán hàng gồm 1 hình thức bán giá không cam kết và 4 hình thức bán iPhone cam kết với nhiều ưu đãi linh hoạt để khách hàng lựa chọn. Theo đó, với mức mua iPhone cam kết với nhà mạng này, người tiêu dùng có thể sở hữu máy iPhone với chi phí thực tế từ mức 0 đồng.

Trong khi đó, nguồn tin từ VinaPhone cho biết nhà mạng này sẽ bán iPhone 3GS phiên bản quốc tế gồm hai loại dung lượng 16GB, 32GB và iPhone 3G loại 8GB với giá hấp dẫn kèm theo các gói cước trả sau và trả trước.

Theo phương thức bán của VinaPhone dự tính, khách hàng mua cam kết có thể mua máy chính hãng với giá chỉ 4 triệu đồng. Tuy nhiên, cả VinaPhone cũng như Viettel đều chưa tiết lộ chi tiết giá bán hàng của mình.

Theo VinaPhone, khách hàng đăng ký các gói cước bán kèm iPhone cũng sẽ được ưu đãi giá khoảng 45% so với đơn giá thông thường, được miễn phí hàng trăm phút cước cuộc gọi và được sử dụng dịch vụ Internet băng rộng 3G không giới hạn.

iphone3g

VinaPhone sẽ bán điện thoại di động iPhone 3G-S tại 25 cửa hàng tại Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng và một số tỉnh khác trên toàn quốc từ ngày 26-3. Sản phẩm này sẽ được hưởng chế độ bảo hành quốc tế trong 12 tháng.

iPhone 3GS là dòng máy điện thoại có tốc độ nhanh nhất, cấu hình mạnh mẽ được thiết kế dựa trên nền tảng của iPhone 3G có bổ sung thêm một số tính năng như tốc độ cao gấp đôi so với phiên bản iPhone 3G, đặc biệt nhanh trong việc đọc file đính kèm, xử lý email và tốc độ truy cập Interrnet, tuổi thọ pin lâu hơn.

Apple cũng cho nâng cấp camera chụp hình của iPhone từ 2.0 MGPX lên 3.0 Mgpx với tính năng tự động lấy nét và hỗ trợ chụp trong vùng ánh sáng yếu cùng chế độ chụp cận cảnh. Tính năng quay phim được tích hợp sẵn trên firmware iPhone OS 3.0...

Cùng được cung cấp sản phẩm iPhone tại Việt Nam như Mobifone có vẻ chậm chân khi dự tính sẽ tung sản phẩm này ra thị trường vào đầu tháng 4-2010. Tuy nhiên, với việc hai đối thủ lựa chọn ngày 26-3 để tung sản phẩm iPhone ra thị trường, nhà mạng này cũng có thể phải suy nghĩ lại.

Ngã ngửa

Điều đáng nói trong cuộc đua được cung cấp sản phẩm iPhone tại thị trường Việt Nam là cả 3 nhà mạng VinaPhone, Mobifone và Viettel đều bị Apple qua mặt khi nghĩ mình là đối tác duy nhất được Apple lựa chọn để độc quyền cung cấp sản phẩm tại Việt Nam.

Cuối năm 2009, Apple mời cả 3 nhà mạng lớn nhất Việt Nam sang Mỹ đàm phán. Sau đó, Apple đã ký kết hợp tác với từng nhà mạng về việc cung cấp iPhone tại Việt Nam nhưng không cho bên thứ ba biết. Điều này khiến cả VinaPhone, Mobifone và Viettel đều nghĩ rằng mình là đối tác duy nhất được chọn.

Chỉ đến khi công bố chuyện bán iPhone tại Việt Nam, cả ba mới ngã ngửa rằng không chỉ mình là nhà mạng duy nhất được lựa chọn. Chính vì vậy, cả 3 nhà mạng đều phải lên kế hoạch, đưa ra những gói cược hấp dẫn, giá bán hấp dẫn đối với sản phẩm iPhone để thu hút khách hàng về phía mình. Vì thế, cuộc đua thời gian cung cấp sản phẩm và các gói cước vẫn sẽ còn tiếp diễn.

(Thanh Phương -

Theo báo Tuổi Trẻ)

Share:

Thứ Ba, 6 tháng 11, 2012

Thương hiệu và lý thuyết bất đối xứng thông tin

thong-tinHoạt động mua bán mặc nhiên là một giao dịch bất đối xứng thông tin. Tuy nhiên, mức độ bất đối xứng thông tin sẽ phụ thuộc vào từng loại hàng hóa cụ thể. Nếu hiểu được mức độ và tính chất bất đối xứng thông tin, ta sẽ tìm ra được những cách thức truyền thông tiếp thị phù hợp.

Bất đối xứng thông tin

Bất đối xứng thông tin là một khái niệm trong chuyên ngành kinh tế học thông tin mô tả tình huống trong đó những người tham gia tương tác trên thị trường nắm được những thông tin khác nhau về giá trị hoặc chất lượng của một tài sản hay dịch vụ đang được giao dịch (trao đổi) trên thị trường đó.

Trong trường hợp giao dịch diễn ra giữa người mua và người bán thì việc bất đối xứng thông tin là khi người bán biết rõ về sản phẩm hay dịch vụ mình bán, trong khi người mua lại không có hoặc có rất ít thông tin. Thông tin bất đối xứng sẽ dẫn đến nhiều hậu quả như lừa đảo, không đánh giá hết mức độ rủi ro trong giao dịch, giao dịch không thể diễn ra, thị trường không phát triển...

Vấn đề bất đối xứng thông tin bắt đầu được đề cập trong một bài báo kinh điển xuất bản vào năm 1970 của nhà kinh tế học người Mỹ George Akerlof: "The Market of Lemons: Quality Uncertainty and the Market Mechanism".

Trong bài báo này, George Akerlof đã áp dụng thị trường xe hơi cũ tại Mỹ để minh họa cho vấn đề bất đối xứng thông tin khi mà người bán xe biết rất rõ hiện trạng của chiếc xe mình muốn bán còn người mua thì không.

Đặt giả thiết là hai bên không thể trao đổi thông tin với nhau. Ban đầu người bán sẽ ra giá 8.000 đô la Mỹ cho một chiếc xe cũ. Nhưng vì người mua không biết giá trị thật của nó là bao nhiêu nên chỉ chấp nhận với mức giá trung bình là 4.000 đô la Mỹ. Với mức giá đó, tất cả những ai bán xe biết rằng giá trị của chiếc xe mình cao hơn 4.000 đô la Mỹ sẽ rút ra khỏi thị trường, thị trường xe chỉ còn những xe có giá dưới 4.000 đô la Mỹ.

Đến lúc này, do thiếu thông tin, người mua lại chỉ ước đoán giá trị thật của chiếc xe này phải dưới 4.000 đô la Mỹ, họ sẽ trả giá 2.000 đô la Mỹ. Và từ đó, những người bán xe biết rõ xe mình có giá trị cao hơn 2.000 đô la Mỹ rẽ rút lui. Cứ như thế, thị trường sẽ còn lại những chiếc xe rất xấu và tệ hại nhất mà theo tiếng lóng của người Mỹ là những quả chanh. Như vậy, khi thông tin bất đối xứng, giao dịch sẽ không diễn ra. Để giải quyết bài toán thú vị này, đã có hai lời giải được đưa ra:

Năm 1973, Michael Spence, nguyên Hiệu trưởng trường Kinh doanh Stanford, đã viết bài báo "Job-Market Signaling" để nói về việc đánh giá thông tin các ứng viên thông qua bằng cấp của họ trong tuyển dụng. Hiểu đơn giản, khi mà người tuyển dụng không thể biết chính xác năng lực của người ứng tuyển thì bằng cấp đại học là một thông tin cần thiết. Từ đó, "Signaling" là một thuật ngữ dùng để mô tả việc bên bán thể hiện những thông tin có ý nghĩa của mình cho những bên mua nhằm làm giảm đi quá trình bất đối xứng thông tin.

Nếu "Signaling" là bên bán đưa ra tín hiệu thông tin thì ngược lại, thuật ngữ "Screening" đề cập đến việc bên mua tìm hiểu thông tin thông qua một nguồn thông tin độc lập khác. Thuật ngữ này được nhà kinh tế học lừng danh từng giữ chức Phó chủ tịch Ngân hàng Thế giới Joseph Stiglitz phát triển.

Lấy ví dụ khi ngân hàng cho bạn vay tiền. Để có thể hiểu hơn về khả năng trả nợ của bạn, họ sẽ tiến hành thu thập thông tin về bạn như là tình trạng tài chính, trình độ, công việc, lý do vay tiền... để quyết định mức độ cho vay. Đây là phương pháp thường được dùng cho những trường hợp có mức độ rủi ro cao như bảo hiểm, tài chính...

Akerlof, Spence và Stiglitz sau đó đã đoạt giải Nobel Kinh tế vào năm 2001 về những nghiên cứu lý thuyết bất đối xứng thông tin. Cho đến nay, lý thuyết này được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như bảo hiểm, tài chính, quản lý công... Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ xem xét việc dùng lý thuyết này để giải thích các vấn đề về xây dựng thương hiệu.

Truyền thông tiếp thị từ góc nhìn thông tin

Hoạt động mua bán mặc nhiên đã là một giao dịch bất đối xứng thông tin. Tuy nhiên, mức độ bất đối xứng thông tin sẽ phụ thuộc vào từng hàng hóa cụ thể. Và cách thức mà người bán (công ty) và người mua (khách hàng) giải quyết vấn đề này cũng hoàn toàn khác nhau. Nếu hiểu được mức độ và tính chất bất đối xứng thông tin, ta sẽ tìm ra được những cách thức truyền thông tiếp thị phù hợp. Xin lấy ví dụ về ba loại sản phẩm có mức độ bất đối xứng thông tin khác nhau là quần áo, máy chụp hình kỹ thuật số và dầu gội đầu.

Quần áo được xem là sản phẩm có mức độ bất đối xứng thông tin thấp. Người mua hoàn toàn có thể xem xét về chất lượng, kiểu dáng trước khi ra quyết định mua. Ở mức độ bất đối xứng cao hơn, người mua tuy có thể không đánh giá được độ bền hay chất lượng ảnh thật sự của máy chụp ảnh kỹ thuật số theo thời gian, bù lại họ có thể đánh giá thông tin thông qua việc dùng thử, tìm hiểu tính năng và các công nghệ của máy.

Cuối cùng, dầu gội được xem là hàng hóa có mức độ bất đối xứng thông tin cao nhất vì người mua hầu như không biết nhiều về thành phần và chất lượng của nó, ngay cả khi họ đã dùng thử trong thời gian dài. Rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra rằng: sản phẩm càng có mức độ bất đối xứng thông tin cao thì người mua càng phụ thuộc nhiều vào thương hiệu và có xu hướng tiêu dùng lặp lại.

Thông tin về chất lượng, kiểu dáng của quần áo dễ dàng có được, vì vậy việc xây dựng thương hiệu thông qua hai yếu tố này hầu như rất khó khăn. Và do đó, việc xây dựng thương hiệu của những mặt hàng này không nên chú trọng vào việc cung cấp thông tin mà phải tập trung vào những cảm xúc và trải nghiệm tiêu dùng (công dụng đầu tiên của thương hiệu đối với người tiêu dùng).

Mua sản phẩm công nghệ như máy chụp hình kỹ thuật số thường có tính rủi ro cao. Do đó, người tiêu dùng không chỉ nhận thông tin từ nhà sản xuất mà còn chủ động tìm hiểu thông tin (Screening). Và như vậy, chiến lược truyền thông tiếp thị của mặt hàng này là vừa phát thông tin thông qua quảng cáo, đồng thời tích cực cung cấp và tạo dựng thông tin có lợi cho bên thứ ba. Ngày nay, với sự lớn mạnh của Internet, việc trao đổi và tiếp cận các nguồn thông tin đã trở nên dễ dàng hơn, từ đó giúp việc mua những mặt hàng công nghệ trở nên hiệu quả hơn nhưng cũng đặt ra cho nhà quản lý tiếp thị những thách thức to lớn trong việc truyền tải và tạo dựng thông tin có lợi.

Với dầu gội hay những sản phẩm tiêu dùng nhanh khác, thông tin có được là rất khó, phương pháp Signaling được ứng dụng nhiều hơn. Vì vậy mà mức độ phụ thuộc vào quảng cáo ở ngành hàng này là rất lớn. Do khả năng có được thông tin về chất lượng của những mặt hàng này là thấp nên thông tin được phát đi sẽ tập trung nhiều vào tính năng và chất lượng của sản phẩm. Dần dần, khi thông tin được phát đi liên tục, người tiêu dùng sẽ chấp nhận thương hiệu và có khuynh hướng tiêu dùng lặp lại nhằm giảm thiểu thời gian tìm hiểu thông tin, đánh giá và lựa chọn.

Thay cho lời kết, xin trích lời tác giả Charles Wheenlan trong cuốn sách Đô la hay lá nho: "Xây dựng thương hiệu thường bị coi là công cụ trục lợi của những tập đoàn đa Quốc Gia thuyết phục chúng ta trả những khoản tiền cực cao cho những thứ chúng ta không cần đến. Kinh tế học nhìn vấn đề này theo một hướng khác: xây dựng thương hiệu tạo dựng niềm tin, một yếu tố cần thiết cho hoạt động của một nền kinh tế phức tạp".

(Đặng Quân -

Theo TBKTSG)

Share:

Thứ Hai, 5 tháng 11, 2012

Tập đoàn Mai Linh: Lỗ ròng 224 tỷ đồng trong 3 năm liên tiếp

tap-doan-mai-linhNăm 2009, Tập đoàn Mai Linh tiếp tục lỗ ròng hơn 43,3 tỷ đồng. Tổng lỗ lũy kế đến 31/12/2009 là hơn 277 tỷ đồng.

Tập đoàn Mai Linh là một trong những doanh nghiệp lớn hoạt động trong lĩnh vực vận tải hành khách, lữ hành…Trong đó, mảng kinh doanh chính là dịch vụ taxi.

Tập đoàn bao gồm công ty mẹ - CTCP Tập đoàn Mai Linh (MLG) và hơn 70 công ty con. Trong đó có 13 công ty con do MLG nắm giữ trực tiếp và các công ty con của các công ty con này.

Theo bản công bố thông tin của công ty, tính đến 30/9/2009, đội xe taxi Mai Linh gồm 7.000 chiếc – là đội xe taxi lớn nhất nước. Hoạt động kinh doanh taxi của công ty đã phủ rộng trên hầu khắp các tỉnh trên cả nước.

Mặc dù là doanh nghiệp có thương hiệu và thị phần lớn nhưng kết quả kinh doanh hợp nhất của MLG đã lỗ 3 năm liên tiếp.

Lợi nhuận hoạt động taxi giảm mạnh

Theo báo cáo tài chính hợp nhất, năm 2009, CTCP Tập đoàn Mai Linh (MLG) đạt 2.429 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 339,3 tỷ, tương ứng tăng 16,2% so với năm 2009.

Lợi nhuận gộp năm 2009 đạt 619 tỷ đồng, tăng 12,1% so với năm trước. Do tốc độ tăng giá vốn lớn hơn tốc độ tăng doanh thu nên biên lợi nhuận gộp đã giảm từ 26,4% xuống 25,5%.

Trong đó, doanh thu từ hoạt động taxi đạt 1866,5 tỷ đồng, chiếm xấp xỉ 76,4% doanh thu. So với năm 2008, doanh thu hoạt động này tăng 690,4 tỷ, tương ứng 58,7% so với năm 2008.

Tuy nhiên, lợi nhuận gộp hoạt động taxi lại giảm từ 533 tỷ xuống 388,3 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp giảm mạnh từ 45,3% xuống 20,8%.

Hai khoản thu lớn khác là doanh thu bán xe, đạt 230,8 tỷ đồng, chiếm 9,4% doanh thu và doanh thu cho thuê xe, đạt 140,7 tỷ, chiếm 5,8%.

kinh-doanh-mai-linh-2007-2009

Chi phí tài chính lớn

Việc phải vay nợ nhiều và chi phí lãi vay cao là một trong những nguyên nhân làm MLG chưa thể có được lợi nhuận.

Chi phí tài chính (chủ yếu là chi phí lãi vay) năm 2009 là 309,4 tỷ đồng, giảm hơn 50 tỷ so với năm trước.

Tại thời điểm 31/12/2009, tổng vay và nợ của MLG là hơn 3.032 tỷ đồng – tăng 738,3 tỷ so với năm trước.

chi-phi-tai-chinh-mai-linh

Chi phí tài chính giảm hơn 50 tỷ và doanh thu tài chính tăng 12 tỷ so với năm trước nhưng chi phí bán hàng và chi phí quản lý cũng tăng lên một khoản tương đương, từ 318,5 tỷ lên 373 tỷ đồng.

Việc có tới hơn 70 công ty con đã làm phát sinh một khoản chi phí quản lý lớn.

Lỗ 3 năm liên tiếp

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2009 là -35,5 tỷ đồng, bằng 1/3 so với mức -110,7 tỷ đồng của năm trước và cũng thấp hơn mức lỗ 66,4 tỷ của năm 2007.

Cùng với 52 tỷ đồng lợi nhuận khác và 2,2 tỷ đồng lợi nhuận từ công ty liên doanh liên kết, MLG đạt 18,7 tỷ đồng trước thuế.

Tuy nhiên, khi trừ đi chi phí thuế TNDN, thì lợi nhuận sau thuế là -11,5 tỷ đồng. Nguyên nhân là do thuế TNDN được tính riêng rẽ đối từng công ty chứ không phải dựa trên LNTT hợp nhất.

Trừ tiếp đi phần lợi nhuận thuộc về cổ đông thiểu số, lợi nhuận ròng năm 2009 của MLG là -43,3 tỷ đồng.

So với năm 2008, mức lỗ đã giảm đi gần 75 tỷ. Tuy nhiên, trong 3 năm từ 2007-2009, MLG đã bị lỗ ròng 224 tỷ đồng.

Lợi nhuận chưa phân phối tính đến cuối năm 2009 là hơn 277 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu là 656 tỷ đồng, thấp hơn vốn điều lệ. Cuối năm 2009, công ty đã chia thưởng từ thặng dư để tăng vốn điều lệ từ 707 tỷ lên 875,9 tỷ đồng.

Đối với hoạt động của riêng công ty mẹ : doanh thu thuần giảm từ 754 tỷ xuống 574,7 tỷ đồng. LNST giảm từ -51,4 tỷ xuống -74,3 tỷ đồng.

Theo số liệu đã công bố, một số doanh nghiệp thành viên của MLG có lãi năm 2009 như: Mai Linh Bắc Trung Bộ lãi ròng 6,4 tỷ đồng, Mai Linh Đông Bắc Bộ đạt 38,5 tỷ đồng LNST…

Mới đây, Mai Linh Đông Bắc bộ đã đăng ký niêm yết hơn 40 triệu cổ phiếu tại HNX. Công ty có 17 công ty con, hoạt động kinh doanh taxi tại các tỉnh phía bắc từ Nghệ An trở ra.

So sánh với Vinasun

Trên sàn hiện có một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh taxi đang niêm yết là Vinasun (VNS), Taxi gas Saigon Petrolimex (PGT) và một bộ phận của PV Trans (PVT), Tập đoàn Hoàng Long (HLG).

Trong đó, VNS là đối thủ lớn nhất của Mai Linh tại các thị trường Tp.HCM, Đồng Nai, Bình Dương. Tại các thị trường này, VNS đều là doanh nghiệp có thị phần lớn nhất.

Bảng dưới đây so sánh một số chỉ tiêu tài chính năm 2009 giữa MLG và VNS:

mai-linh-vinasun

(Thanh Phương -

Theo CafeF/ MLG , VNS )

Share:

Chủ Nhật, 4 tháng 11, 2012

“Khơi nguồn sáng tạo” trong xây dựng thương hiệu Việt

martin-roll"Các doanh nghiệp châu Á trong đó có Việt Nam với chức năng gia công hàng cho các nước phương Tây chỉ được xem là người sản xuất chứ không phải là người sở hữu thương hiệu. Vậy nên họ luôn phải trực tiếp gánh chịu hậu quả khi khủng hoảng xảy ra như: không có đơn hàng, công nhân mất việc làm..."

Đó là lời khuyên và cũng là lời cảnh báo của một trong tám chuyên gia hàng đầu thế giới về chiến lược marketing xây dựng thương hiệu – ông Martin Roll (ảnh) đến từ Đan Mạch, đồng thời là diễn giả chính tại Hội thảo "Chiến lược thương hiệu dẫn đầu – cách tiếp cận mới cho doanh nghiệp châu Á" do Viện Marketing & Quản trị Việt Nam phối hợp cùng Tập đoàn Masso Consulting tổ chức - Hội thảo đã thu hút khoảng 100 nhà lãnh đạo doanh nghiệp và các chuyên gia tiếp thị và thương hiệu.

Là người đi tiên phong trong việc nghiên cứu các thương hiệu châu Á, ông Martin Roll cho rằng trong khoảng 5-10 năm trở lại đây, các doanh nghiệp (DN) châu Á đã bắt đầu chú trọng hơn đến việc phát triển thương hiệu. Tuy nhiên, quãng thời gian qua mới chỉ là bước khởi đầu và đến nay số thương hiệu châu Á trở thành biểu như các thương hiệu ở các nước phương Tây chỉ đếm trên đầu ngón tay và hầu như chỉ tập trung ở Nhật Bản ( Sony , Panasonic, Toyota …), và Hàn Quốc (Samsung, Hyundai…).

Hiện nay, nhiều DN châu Á đã có chức danh Giám đốc quản lý về chiến lược marketing (CMO). Marketing giúp DN cạnh tranh tốt hơn và họ không thể xây dựng thương hiệu theo cách từ dưới lên trên. Chẳng hạn như nhìn vào Tập đoàn Samsung của Hàn Quốc, một trong những lý do thành công của họ là họ có Giám đốc hoạt động về marketing nhờ sự đề bạt của ban lãnh đạo tập đoàn này. Ở Samsung, CMO là người quan trọng thứ 2 sau CEO.

"Thương hiệu không chỉ là hình ảnh về một cái logo bởi vì nó liên quan đến chiến lược kinh doanh, việc tạo ra nhiều giá trị gia tăng. DN không thể xây dựng thương hiệu từ dưới lên trên mà phải bắt đầu từ ban lãnh đạo công ty cho đến cấp thấp nhất. Nếu không đặt marketing lên hàng đầu thì không thể xây dựng một thương hiệu mạnh, và để xây dựng một thương hiệu mạnh thì DN cần phải có niềm tin, quyết định cụ thể về marketing." – ông Martin Roll nói.

Cạnh tránh giá rẻ "bóp chết" sự sáng tạo

Lý giải nguyên nhân vì sao ở Việt Nam chưa có một thương hiệu mang tính toàn cầu, ông Martin Roll cho rằng văn hóa kinh doanh của các DN Việt Nam bị ảnh hưởng bởi "tập quán" của người châu Á nói chung. Thông thường người châu Á vẫn coi cạnh tranh giá rẻ là một lợi thế, trong đó Trung Quốc là Quốc Gia đi đầu trong trào lưu này. Tuy nhiên, xu hướng đó sẽ sớm trở nên lạc hậu, và cho đến nay, mặc dù hàng hóa Trung Quốc có mặt ở khắp nơi trên thế giới nhưng lại chẳng có thương hiệu nào của đất nước này có tầm ảnh hưởng đến toàn thế giới.

Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 đã khiến nhiều hàng hóa bán ra với giá rẻ nhưng lợi nhuận thấp. Nhiều nước châu Á tập trung vào xu hướng này mà không đầu tư cho sự sáng tạo. Trong khi đó, đối với một thương hiệu của phương Tây như hãng sản xuất đồ thể thao Nike, giá thành để làm ra một đôi giày hiệu Nike có thể chỉ là 2 USD, nhưng ra ngoài thị trường giá của nó lại lớn hơn rất nhiều lần vì đôi giày đó mang thương hiệu Nike. Việc tận dụng lao động giá rẻ ở châu Á đã khiến cho những "ông lớn" như Nike thu được một khoản lợi nhuận khổng lồ. Tất nhiên, khoản lợi nhuận đó là do Nike thu lại chứ không phải do người công nhân trực tiếp làm ra đôi giày đó.

"Chính vì vậy, các DN châu Á với chức năng gia công hàng cho các nước phương Tây chỉ được xem là người sản xuất chứ không phải là người sở hữu thương hiệu. Vậy nên họ luôn phải trực tiếp gánh chịu hậu quả khi khủng hoảng xảy ra (không có đơn hàng, công nhân mất việc làm)".

Đối với một số thương hiệu hàng đầu thế giới như Luis Vuitton, Chanel, Gucci…, giá cả không phải chỉ để lấy lại giá thành mà còn là thước đo giá trị của thương hiệu. Đặc điểm của các thương hiệu này không bao giờ chấp nhận bán hạ giá sản phẩm của mình trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Đó là bí quyết để họ duy trì giá trị thương hiệu của mình.

Để xây dựng nên một thương hiệu tốt, ngoài sự đầu tư tương xứng, các DN còn phải có một sự đột phá trong tư duy. Một tư duy đúng còn quan trọng hơn yếu tố về nguồn lực và đôi khi không cần nhiều đến sự đầu tư lớn nhưng DN vẫn thành công. Chẳng hạn như thương hiệu Starbucks, họ không cần quảng cáo mà chỉ tập trung vào cách trang trí cửa hiệu và chất lượng dịch vụ, nhưng thương hiệu Starbucks đến nay không chỉ được biết đến ở khắp châu Âu, châu Mỹ mà cả châu Á.

Lấy ví dụ về sự thành công trong việc đột phá trong tư duy, Creative là một thương hiệu có trước Apple nhưng đến nay không thể so sánh với Apple bởi người tiêu dùng không chỉ mua công nghệ mà còn mua cả sự tiện dụng, khả năng đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng.

"Đối với những hãng chuyên sản xuất các mặt hàng công nghệ như vậy, các kỹ sư dù có giỏi đến đâu cũng chỉ có thể sáng tạo về mặt công nghệ chứ họ không thể hiểu rõ sở thích, thói quen người tiêu dùng. Đó chính là bí quyết để Apple nhanh chóng vượt mặt "đàn anh" Creative."

Điều này cho thấy, để xây dựng nên một thương hiệu mạnh không chỉ copy một khuôn mẫu có sẵn và tạo ra một sản phẩm chi phí thấp. DN phải tạo ra những điểm mới về mặt chất lượng, thiết kế… phải chủ động không ngừng sáng tạo, tự tạo con đường đi riêng cho mình.

Phải tự hào về nguồn gốc của mình

Ông Martin Roll cũng chỉ ra rằng, các DN khi xây dựng thương hiệu cần phải đặt ra câu hỏi mình từ đâu đến để cho "thiên hạ" biết được thương hiệu của mình bắt nguồn từ quốc gia nào.

"Đừng cố học theo Nhật Bản hay Hàn Quốc mà phải thể hiện được bản sắc dân tộc, phải tự hào về nguồn gốc của mình. Trong xây dựng thương hiệu, cần phải tính đến cả yếu tố văn hóa, xã hội, phải đan được đặc trưng của thương hiệu vào mảnh vải xã hội."

Việc xây dựng thương hiệu đòi hỏi một quá trình dài lâu, đi kèm với đó là sự nỗ lực trong việc giữ gìn thương hiệu. Yếu tố duy trì dịch vụ chính là yếu tố giữ gìn hình ảnh của thương hiệu. Chẳng hạn như việc sử dụng "pháo đài bay" A380 cũng có thể xem là một phương tiện để làm tăng giá trị thương hiệu của hãng hàng không Singapore Airlines.

Làm hài lòng khách hàng hiện tại cũng chính là cách để giữ gìn thương hiệu. Nhiều DN không duy trì được thương hiệu của mình là do không duy trì được các cam kết với khách hàng.

Cuối cùng, ông Martin Roll kết luận: "Phải có chiến lược về thương hiệu và coi thương hiệu như một thứ tài sản. Kiêu ngạo và tự mãn là kẻ thù nguy hiểm nhất của một thương hiệu mạnh."

(Thanh Phương -

Theo InfoTV)

Share: