Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2012

Aston Martin trở thành thương hiệu thú vị nhất tại Anh

Hãng sản xuất xe hơi hạng sang Aston Martin đã một lần nữa giành được ngôi cao nhất của giải thưởng thương hiệu hấp dẫn nhất nước Anh.

aston-martin-logo

Đây là lần thứ 5 trong 6 lần tổ chức gần đây nhất, Aston Martin đã đoạt được danh hiệu King of Cool, một giải thưởng như là thương hiệu thú vị nhất được tổ chức bởi CoolBrands.

Stephen Cheliotis, chủ tịch của Hội đồng chuyên gia CoolBrands cho biết: "Được công nhận như là một Thương hiệu Thú vị bởi cộng đồng người Anh cũng đồng nghĩa với việc đó là thương hiệu mà người Anh muốn sở hữu nhất".

Năm nay, nghệ sỹ âm nhạc Jessie J, DJ Rob da Bank và diễn viên Sadie Frost cũng góp mặt trong Hội đồng CoolBrands bao gồm 36 nhân vật nổi tiếng đến từ các ngành thời trang, truyền hình và âm nhạc.

Danh sách rút gọn của 1.500 thương hiệu đã được xác định từ hơn 10.000 thương hiệu trước đó. Danh sách này sau đó lại được đánh giá để chọn ra 500 cái tên xuất sắc nhất và cuối cùng mới chọn ra 10 thương hiệu hàng đầu do người tiêu dùng kết hợp với Hội đồng CoolBrands bầu chọn.

Dù Apple và Google có những bước tiến vượt bậc trong ngành công nghệ của thế giới nhưng cuối cùng Aston Martin mới là người thắng cuộc. Dù không sánh được với các siêu xe đến từ Italia về khả năng tăng tốc và sức mạnh động cơ nhưng thương hiệu xe gắn liền với hàng loạt phim ăn khách Điệp viên 007 lại ăn đứt ở vẻ gợi cảm, sang trọng và đầy cá tính. Hãng thể thao khổng lồ Nike và nhà sản xuất điện thoại Blackberry cũng có mặt trong danh sách năm nay trong khi hai thương hiệu Lamborghini và Ducati bị văng ra khỏi top 10.

Sáng kiến về giải thưởng CoolBrands được đưa ra lần đầu vào năm 2001 nhằm tìm kiếm thương hiệu có sự cộng hưởng mạnh mẽ nhất với công chúng dựa trên các tiêu chí "Phong cách, Đổi mới, Chính hiệu, Độc đáo và Khát khao sở hữu."

Top 10 thương hiệu thú vị nhất nước Anh năm 2011:

1. Aston Martin

2. Apple

3. Harley-Davidson

4. Rolex

5. Bang & Olufsen

6. BlackBerry

7. Google

8. Ferrari

9. Nike

10. YouTube

(Phương Trinh -

Theo TBKTSG/Inautonews)

Share:

Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2012

Pierre Cardin rao bán thương hiệu 1 tỷ euro

Pierre_CardinTrong buổi phỏng vấn gần đây với Wall Street Journal, huyền thoại thời trang người Pháp Pierre Cardin cho biết, ông đã sẵn sàng bán tập đoàn của mình và hy vọng có thể thu về số tiền khoảng 1 tỷ euro (1,4 tỷ USD).

Lý giải cho quyết định của mình, Pierre Cardin giờ đây 88 tuổi cho biết ông sẽ không thể duy trì công việc này trong vài năm tới, trong khi tập đoàn vẫn phải tiếp tục hoạt động.

Nhà thiết kế lừng danh gốc Pháp không có người thừa kế nên việc bán lại hãng thời trang này hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên, Pierre Cardin nói rằng sau khi bán lại tập đoàn, ông muốn mình vẫn sẽ giữ vị trí giám đốc sáng tạo để duy trì hình ảnh của thương hiệu thời trang quen thuộc.

Pierre Cardin đã tạo ra thương hiệu mang tên mình từ năm 1949 sau khi từ bỏ công việc tại hãng thời trang Christian Dior. Không chỉ trực tiếp sáng tạo, kinh doanh sản phẩm của mình, Cardin còn mở rộng tầm ảnh hưởng thương hiệu của mình bằng các phương thức nhượng quyền thương mại.

Pierre Cardin nổi tiếng là một nhà thiết kế đột phá tiên phong, cũng như một doanh nhân tài ba với hơn hệ thống 600 cửa hàng nhượng quyền của Cardin trên toàn thế giới. Tên tuổi của ông được sử dụng cho gần 1.000 sản phẩm khác nhau, có mặt tại hơn 180 Quốc Gia , vùng lãnh thổ trên thế giới và được đánh giá là một trong những cái tên đắt giá nhất. Châu Á là thị trường lớn nhất của các xa xỉ phẩm của hãng thời trang danh tiếng này.

Hồi năm 1978, Cardin đã trở thành người nước ngoài đầu tiên táo bạo đầu tư vào thị trường Trung Quốc và trở thành một trong những biểu tượng sang trọng nổi tiếng nhất Trung Quốc thế kỷ 20. Hiện nay, có hàng trăm sản phẩm mang thương hiệu Pierre Cardin, bao gồm quần áo, chai đựng nước, đồ nội thất và nước hoa.

Pierre Cardin cũng đã xuất hiện ở Việt Nam dưới dạng nhượng quyền thương hiệu cho một hãng thời trang trong nước.

Ông Cardin đặt ra mức giá 1 tỷ euro dựa trên mức giá 10 triệu euro cho mỗi sản phẩm của tập đoàn tại mỗi quốc gia. Con số này cao gấp đôi so với mức giá 500 triệu euro được ông Cardin đưa ra vài năm trước. Tuy nhiên, tình hình tài chính của công ty không hoàn toàn rõ ràng nên các ngân hàng đã không đồng thuận với định giá 1 tỷ euro mà ông đưa ra. Thay vào đó, họ ước tính giá trị của hãng thời trang Pierre Cardin là 200 triệu euro, tương đương gần 300 triệu USD.

Còn theo lập luận của Cardin, bản thân thương hiệu của hãng đã là một tài sản đắt giá và công ty này hoàn toàn xứng đáng với giá trị 1 tỷ euro mà ông đề xuất.

Hiện có một số nhà đầu tư Anh, Mỹ và cả Trung Quốc tiếp xúc với ông Cardin về việc mua lại hãng thời trang này. Nhà thiết kế lão làng không đề cập về doanh thu hàng năm của tập đoàn mà nhấn mạnh đến 400 bằng sáng chế có trong tay.

Theo ông Laurent Habib, chuyên gia tư vấn tài sản vô hình, cho rằng thương hiệu Pierre Cardin hơi phô trương và chuyển nhượng kinh doanh hơi nhiều, do đó rất nhiều tài sản vô hình đã bị lãng phí.

Vấn đề là tập đoàn Pierre Cardin kinh doanh quá nhiều mặt hàng, vì vậy nhiều dòng thời trang của hãng này đã bị mất đi. Vào mùa thu năm ngoái, Tuần lễ thời trang Paris của Pierre Cardin đã không thu hút được những nhà thiết kế thời trang hàng đầu hay những chuyên gia trong ngành. Bản thân bộ sưu tập của Pierre Cardin đã thiếu đi chất Pierre Cardin trước đây.

- Tiến Nguyễn -

(Thanh Phương -

Theo Vnexpress)

Share:

Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2012

Microsoft mua Skype với giá 8,5 tỷ USD

microsoft-skypeTập đoàn phần mềm Mỹ bất ngờ chi số tiền cao nhất mà họ từng trả cho một vụ sáp nhập để thâu tóm Skype, dù trước đó có nhiều tin đồn về việc Google và Facebook cùng muốn mua dịch vụ đàm thoại Internet này với giá 4 tỷ USD.

Skype sẽ trở thành một bộ phận trong Microsoft với sự dẫn dắt của Tony Bates, CEO cũ của dịch vụ này. Nó sẽ được tích hợp trong Windows 8, cũng như máy tính bảng và điện thoại chạy hệ điều hành của Microsoft, hứa hẹn giúp phần mềm này phổ biến hơn bao giờ hết.

Steve Ballmer, Tổng giám đốc Microsoft, nhận xét: "Skype là một hiện tượng trên Internet và được hàng triệu người yêu quý. Sát cánh bên nhau, chúng tôi sẽ tạo ra tương lai của giao tiếp thời gian thực, nơi mọi người dễ dàng kết nối với gia đình, bạn bè, khách hàng và đồng nghiệp trên khắp thế giới".

Một số chuyên gia phân tích tin rằng Microsoft mua Skype để thống lĩnh thị trường hội thảo truyền hình (video conference) nhưng nhận định mức giá 8,5 tỷ USD là quá "hào phóng" vì dù Skype rất phổ biến, nó vẫn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm lợi nhuận.

Skype, thành lập năm 2003 và có trụ sở tại Luxembourg, hiện thu hút tới 663 triệu người sử dụng toàn cầu (trong khi Facebook là 550 triệu thành viên). Năm 2006, sàn đấu giá trực tuyến eBay đã bỏ ra 2,6 tỷ USD để mua Skype trước khi bán đi 70% cổ phần công ty vào năm 2009 với giá 2 tỷ USD cho một số nhà đầu tư. Từ ngày 10/5, Skype thuộc về tập đoàn Microsoft.

- Châu An -

(Thanh Phương -

Theo Vnexpress)

Share:

Thứ Năm, 27 tháng 9, 2012

Công ty Mỹ chiếm trọn top 10 thương hiệu đắt nhất thế giới

Hãng tư vấn Interbrand vừa công bố báo cáo thường niên 10 thương hiệu có giá trị lớn nhất thế giới, với sự thống trị tuyệt đối của các công ty Mỹ trong top 10. Đáng chú ý, hãng công nghệ Apple của huyền thoại vừa quá cố Steve Jobs đã lần đầu tiên lọt vào nhóm 10 thương hiệu đầu bảng này.

best-global-brands-2011

Theo Interbrand, thương hiệu Apple hiện được định giá ở mức 33,5 tỷ USD, tăng 58% so với cùng kỳ năm ngoái. Với mức tăng này, Apple còn trở thành thương hiệu có giá trị tăng trưởng mạnh nhất trong năm qua, đứng ở vị trí thứ 8 trong xếp hạng chung. Năm nay là năm thứ 12 Interbrand đưa ra báo cáo này.

Các thương hiệu được Internbrand xếp hạng dựa trên nhiều yếu tố như năng lực tài chính của công ty, sức mạnh của thương hiệu… đưa đến giá trị của từng thương hiệu tính theo USD. Vị trí mà Apple có được trong danh sách năm nay vốn thuộc về nhà sản xuất điện thoại di động đang gặp khó Nokia của Phần Lan trong báo cáo năm ngoái. Hiện Nokia đã bị tụt xuống vị trí thứ 14, còn Apple là gương mặt mới duy nhất trong top 10.

Nhờ sự xuất hiện của Apple, cả 10 doanh nghiệp trong nhóm đầu bảng giá trị thương hiệu thế giới năm nay đều là các công ty Mỹ. Ngoại trừ vị trí của Apple, tất cả các vị trí còn lại trong top 10 đều không có sự thay đổi so với năm ngoái. Dẫn đầu tiếp tục là hãng đồ uống Coca-Cola của Mỹ, với giá trị thương hiệu xấp xỉ 71,8 tỷ USD.

Nền kinh tế lớn thứ ba thế giới là Nhật Bản chỉ có một vài thương hiệu nằm trong xếp hạng 100 này, bao gồm Toyota (vị trí 11), Honda (19), Sony (35), Panasonic (69), và Nissan (90). Vùng lãnh thổ Đài Loan-Trung Quốc đóng góp 1 cái tên trong xếp hạng là HTC, thương hiệu lần đầu lọt vào danh sách 100 thương hiệu có giá trị nhất thế giới của Interbrand.

TOP TEN BRANDSIN  2011
top-ten-brands-in-2011
View All Top 100 Brands

Trong top 10 của xếp hạng, có tới 6 thương hiệu công nghệ, gồm IBM , Microsoft , Google , Intel, Apple và HP. Các thương hiệu còn lại trong nhóm là Coca-Cola, General Electric (GE), McDonald's và Disney.

Bên cạnh Apple, Google cũng là một thương hiệu công nghệ đang gia tăng giá trị với tốc độ cao. Năm nay, thương hiệu này được Interbrand định giá ở mức 55 tỷ USD, tăng 27% so với năm ngoái. Trong xếp hạng chung, Google đứng ở vị trí thứ 4.

"Gã khổng lồ" tìm kiếm trực tuyến này đang đe dọa soán mất vị trí thứ ba của Microsoft, khi mà giá trị thương hiệu của "đại gia" phần mềm này đã giảm 3% trong năm qua, xuống còn 59 tỷ USD.

Bất chấp tình trạng ảm đạm của kinh tế toàn cầu, một loạt các thương hiệu thuộc ngành thời trang đồ hiệu của thế giới vẫn góp mặt trong top 100 thương hiệu có giá trị lớn nhất của Interbrand, với những cái tên quen thuộc như Gucci, Louis Vuitton , Armani…

Song song với sự thống trị của các tên tuổi công nghệ trong top 10, nhiều hãng công nghệ cũng chứng kiến giá trị thương hiệu giảm mạnh trong năm qua. Tiêu biểu là Nokia với giá trị thương hiệu giảm 15%; Sony giảm 13%; Nintendo giảm 14%; Yahoo giảm 11%...

- An Huy -

(Thanh Phương -

Theo Vneconomy, Interbrand)

Share:

Thứ Tư, 26 tháng 9, 2012

Công bố 120 doanh nghiệp đạt giải Thương hiệu mạnh

Chiều 29/3, cuộc họp báo công bố 120 doanh nghiệp đạt giải thưởng Thương hiệu mạnh Việt Nam, do Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức với sự phối hợp của Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), đã diễn ra tại Khách sạn Fortuna, Hà Nội.

thuong-hieu-manh

GS. Đào Nguyên Cát, Tổng biên tập Thời báo Kinh tế Việt Nam, Trưởng ban tổ chức của Chương trình cho biết: "Tiêu chí giải thưởng năm nay đặc biệt chú trọng đến yếu tố phát triển bền vững và nâng cao chất lượng sản phẩm - dịch vụ phục vụ người tiêu dùng Việt".

Sau 4 vòng xét duyệt, giải Thương hiệu mạnh năm nay có 203 doanh nghiệp vào tới vòng cuối cùng. Theo Ban tổ chức, hầu hết đây là những doanh nghiệp có tốc độ phát triển ổn định, tổng doanh thu vươn từ mức 317,5 nghìn tỷ đồng năm 2008 lên 416,7 nghìn tỷ đồng năm 2009.

Như vậy, từ tỷ lệ trên 1/5 GDP theo giá thực tế của năm 2008, sang năm 2009, các doanh nghiệp tham gia vòng xét duyệt cuối cùng của giải Thương hiệu mạnh đã chiếm tới 1/4 GDP của cả nước (so với 1.658,4 nghìn tỷ đồng).

203 doanh nghiệp này đã đóng góp cho ngân sách Nhà nước hơn 60 nghìn tỷ đồng, tương đương khoảng 16% tổng thu ngân sách nhà nước năm 2009 (so với 389,3 nghìn tỷ đồng); giữ ổn định đời sống cho hàng chục nghìn cán bộ công nhân viên.

Đạt được kết quả trên trong một năm kinh tế đầy khó khăn như 2009, các doanh nghiệp đã nhận được hỗ trợ của người tiêu dùng cả nước. Khảo sát của Thời báo Kinh tế Việt Nam trong năm 2009 đối với người tiêu dùng về lý do lựa chọn sử dụng hàng Việt cho thấy, bên cạnh yếu tố giá cả, mẫu mã… thì có tới 47% trong tổng số 3.149 người tham gia bình chọn cho biết họ lựa chọn sử dụng hàng Việt vì muốn ủng hộ doanh nghiệp Việt Nam.

Ngoài việc xét chọn hồ sơ doanh nghiệp, tham khảo thông tin từ sở công thương các tỉnh, Trung tâm Thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,… Ban tổ chức giải cũng lấy ý kiến bình chọn của người tiêu dùng trong cả nước, thông qua lượng độc giả đông đảo của các ấn phẩm Thời báo Kinh tế Việt Nam.

Lễ trao giải Thương hiệu mạnh Việt Nam cho 120 doanh nghiệp sẽ được tổ chức trang trọng vào sáng ngày 4/4/2010 tại Nhà hát lớn, thành phố Hà Nội.

Cũng nằm trong khuôn khổ các hoạt động của giải thưởng, cuộc biểu dương các thương hiệu mạnh sẽ được tổ chức diễu hành trên nhiều tuyến đường Hà Nội, từ 7h30 đến 9h sáng cùng ngày.

Ngoài ra, 120 doanh nghiệp đạt giải năm nay cũng được Ban tổ chức giới thiệu tham gia Chương trình Thương hiệu Quốc Gia , do Cục Xúc tiến thương mại tổ chức bình xét và sẽ công bố kết quả nhân dịp Ngày Thương hiệu Quốc gia (20/4) tới.

Giải Thương hiệu mạnh khởi động từ năm 2003, nhằm hưởng ứng Chương trình Thương hiệu Quốc gia do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cùng trong năm này. Lế trao giải được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2005, là hoạt động thường niên của Chương trình.

Qua 6 lần tổ chức, giải Thương hiệu mạnh đã khuyến khích cộng đồng doanh nghiệp hướng đến các giá trị tốt đẹp mang tính bền vững, và tiêu chuẩn hóa cao, ghi nhận những nỗ lực xây dựng và phát triển hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp trong nước, góp phần nâng cao vị thế cạnh tranh cho thương hiệu quốc gia Việt Nam trên thương trường quốc tế.

(Phương Trinh -

Theo Vneconomy)

Share:

Thứ Hai, 24 tháng 9, 2012

Apple dẫn đầu top 10 thương hiệu giá trị nhất 2011

brandzNhờ cơn sốt điện thoại iPhone và máy tính bảng iPad, Apple lần đầu tiên chiếm vị trí mà Google đã nắm giữ suốt 4 năm qua.

"Sự phát triển của máy tính bảng thực sự là một câu chuyện lớn. iPad đóng góp phần lớn cho giá trị thương hiệu Apple", Eileen Campbell, CEO của Millward Brown - hãng thực hiện bảng xếp hạng này, nhận xét.

Trong tháng 4, Apple tuyên bố lợi nhuận quý của họ tăng 95% lên 5,99 tỷ USD. Họ bán đc 18,65 triệu iPhone trong quý vừa qua, tăng tới 113% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh số iPad thấp hơn dự kiến nhưng cũng đã có 4,69 triệu tablet được tiêu thụ trong 3 tháng.

Hãng viễn thông Mỹ AT&T nhảy ngoạn mục từ vị trí 22 năm ngoái lên thứ 7 nhờ mối quan hệ với Apple. Facebook lần đầu góp mặt trong danh sách ở vị trí 35 và là công ty đạt tốc độ tăng trưởng giá trị thương hiệu nhanh nhất năm.

Đây là năm thứ sáu hãng nghiên cứu thị trường Millward Brown thực hiện bảng xếp hạng BrandZ Top 100 Most Valuable Global Brands dựa trên ý kiến của người tiêu dùng với hơn 2 triệu cuộc phỏng vấn ở 30 Quốc Gia kết hợp với nguồn dữ liệu tài chính mà các công ty công bố. Danh sách năm nay cũng chứng kiến sự nổi lên của một số thương hiệu đến từ Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc.

10 thương hiệu giá trị nhất 2011

brandz-2011

(Phương Trinh -

Theo Vnexpress, Adage.com)

Share:

Chủ Nhật, 23 tháng 9, 2012

Marriott đưa thương hiệu Courtyard vào Việt Nam

Ngày 7-4, Công ty cổ phần Du lịch Sài Gòn - Hàm Tân (SHTC) và tập đoàn Marriott International đã ký kết hợp đồng quản lý dự án khách sạn do SHTC đầu tư và dự án này đánh dấu việc đưa thương hiệu khách sạn Courtyard của Marriott vào Việt Nam.

ed-fuller

Theo đó, tập đoàn Marriott sẽ quản lý dự án khách sạn Courtyard 200 phòng - nằm trong quần thể du lịch Sài Gòn - Hàm Tân do SHTC đầu tư. Dự án quần thể du lịch Sài Gòn - Hàm Tân với tổng vốn đầu tư hơn 150 triệu đô la Mỹ có tổng diện tích khoảng 200 héc ta, tọa lạc tại xã Tân Bình, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận.

Quần thể du lịch Sài Gòn - Hàm Tân bao gồm 11 phân khu, trong đó bao gồm: khu sân tập gôn; khu resort; khu khách sạn 4 sao; khu trung tâm thương mại, dịch vụ hỗn hợp; khu biệt thự; khu căn hộ nghỉ dưỡng cao cấp; khu hồ tự nhiên và câu lạc bộ du thuyền; khu công viên trung tâm; khu đồi cây; khu cắm trại... Dự án dự kiến đưa vào khai thác vào năm 2012 kể cả dự án khách sạn Courtyard.

Theo ông Nguyễn Vĩnh Thọ, Chủ tịch SHTC, trong năm nay SHTC sẽ tập trung xây dựng khu nghỉ dưỡng 4 sao - một dự án đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn và cần được quản lý một cách chuyên nghiệp.

Theo ông Ed Fuller, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành tập đoàn quốc tế Marriott, tập đoàn mong muốn mở rộng phạm vi hoạt động và giới thiệu thương hiệu Courtyard tại Việt Nam. Khi khách sạn này đi vào hoạt động trong năm 2012, Marriott đem tới cho du khách sự lựa chọn của thương hiệu khách sạn 4 sao dành cho các khách hàng từ trung lưu đến thượng lưu tại Việt Nam.

Tập đoàn Marriott là một trong những tập đoàn quản lý khách sạn với hơn 3.400 khách sạn, khu nghỉ dưỡng tại 68 Quốc Gia và vùng lãnh thổ. Tập đoàn hoạt động và nhượng quyền với các thương hiệu như Marriott, JW Marriott, The Ritz-Carlton, Renaissance, Residence Inn, Courtyard, TownePlace Suites, Fairfield Inn, SpringHill Suites và Bulgari…

Riêng ở Việt Nam, Marriott đang quản lý hai khách sạn là Renaissance Riverside Saigon và New World Saigon tại TPHCM, cùng ba khách sạn đang nằm trong kế hoạch hoặc đang xây dựng như khu nghỉ dưỡng JW Marriott Đà Nẵng (dự kiến sẽ khai trương vào năm 2014); khách sạn JW Marriott Hà Nội 450 phòng và khách sạn Marriott Nha Trang 250 phòng (dự kiến, hai khách sạn này đi vào hoạt động vào năm 2013).

(Phương Trinh -

Theo TBKTSG)

Share:

Thứ Bảy, 22 tháng 9, 2012

P&G đã lặng lẽ đổi mới như thế nào?

PGGiải thưởng Edison dành cho sản phẩm mới tốt nhất gần đây đã trao Huy chương vàng cho sản phẩm "Thực phẩm Align bổ sung probiotic" của hãng Procter & Gamble thuộc nhóm sảm phẩm đóng gói tiêu dùng, lĩnh vực dược phẩm tiêu dùng. Điều này cho tôi cơ hội để nhắc lại một câu chuyện mang lại những bài học quan trọng đối với các nhà đổi mới ở mọi nơi.

Lần đầu tiên tôi gặp nhóm phụ trách sản phẩm Align là vào năm 2004. Nhóm đang phát triển một loại thuốc probiotic mà nếu sử dụng hàng ngày có thể làm giảm chứng đau dạ dày. Chỉ riêng tại Mỹ đã có hơn 30 triệu người có những triệu chứng của căn bệnh này. Điều tốt nhất mọi người có thể làm là thay đổi cuộc sống của họ tùy theo hoàn cảnh.

Ý tưởng này đầy tiềm năng đột phá về một vấn đề cấp bách chưa có giải pháp thỏa đáng. Một cách thức tạo ra các hạng mục và phạm trù công việc để thực hiện công việc. Sản phẩm tạo ra có đặc điểm trí tuệ độc nhất và người tiêu dùng sử dụng nó đều tuyên bố rằng cuộc sống của họ đã thay đổi.

Tuy vậy ý tưởng này cũng vấp phải không ít khó khăn. Những dự báo thị trường cho thấy rằng cơ hội là tương đối nhỏ. Tiến hành tung ra một thương hiệu mới là tốn kém và nhóm cũng chưa chỉ hết ra được các vướng mắc về công nghệ. Đầu tư lớn, rủi ro cao, lợi nhuận nhỏ không phải là một công thức được công ty phê duyệt thực hiện.

Tuy nhiên, nhóm này dưới sự dẫn dắt chỉ đạo của Nancy McCarthy vẫn kiên trì thực hiện ý tưởng. Chúng tôi giúp nhóm thực hiện phân tích các tình huống tương lai để chỉ ra những giả định phải được chứng minh là đúng để làm cơ sở cho việc tung sản phẩm ra thị trường ở quy mô lớn. Ban quản lý lại chỉ đồng ý cấp một khoản tiền nhỏ để tìm hiểu thêm về những giả định này. Nhóm lặng lẽ tiến hành đưa sản phẩm ra trên mạng Internet. Không tốn đến hàng chục triệu vào quảng cáo, thay vào đó, nhóm sử dụng lực lượng bán hàng dược phẩm để đưa sản phẩm ra một số thành phố.

P&G sau đó chuyển sang bán sản phẩm trực tuyến thông qua website như Walgreen.com. Cuối cùng thì sản phẩm cũng được tung ra toàn toàn quốc đầu năm ngoái.

Sự hiểu biết quan trọng thu được từ quá trình này đó là thay vì đơn giản có một cái lọ nhỏ đựng đầy thuốc bên trong, nhóm Align tạo ra "gói thuốc phồng" với các ngày trong tuần trên bao bì để nhắc nhở khách hàng uống thuốc mỗi ngày. Việc đóng nhãn hàng cũng thay đổi. Ban đầu trên bao bì viết rằng Align là "từ nhà sản xuất của Metamucil". Bây giờ trên bao bì chỉ ghi tên Align.

Như giám đốc công nghệ Bruce Brown nói với tôi trong một bài báo của Forbes mô tả về Align: "Nhóm từng bước một bước ra thị trường, không bao giờ đầu tư trước khi học hỏi."

Bất cứ ai đã nghe tôi phát biểu đều biết rằng một trong những câu trích dẫn ưa thích của tôi là câu nói ngắn ngọc súc tích của Scott Cook: "Với mỗi một sai lầm của chúng ta, chúng ta đều có bảng tính kinh hoàng". Bài học rút ra là để không nhầm lẫn một bảng tính kinh hoàng và một công việc kinh doanh tốt. Tương tự vậy, những dự đoán thị trường không chính xác có thể che lấp mất những cơ hội kinh tuyệt vời.

Sự đổi mới thành công đòi hỏi phải nhìn vào các con số quan trọng trước khi đưa ra quyết định đầu tư. Tìm kiếm những giả định rằng sau các con số và tìm những cách đơn giản có thể tiếp cận được để thử nghiệm các con số đó trong điều kiện sát với thị trường nhất có thể.

- Bài viết của Scott Anthony trên Harvard Business Publishing (Nguyễn Tuyến dịch) -

(Thanh Phương -

Theo Tuanvietnam)

Share:

Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2012

Toyota rơi khỏi top 10 thương hiệu hàng đầu thế giới

toyota-brand-2010Scandal thu hồi xe đã khiến Toyota bị "hất cẳng" khỏi top 10 thương hiệu hàng đầu thế giới năm 2010 theo xếp hạng của hãng tư vấn Interbrand.

Đến hẹn lại lên, hãng tư vấn thương hiệu toàn cầu Interbrand lại công bố danh sách 100 thương hiệu hàng đầu của năm. Bảng xếp hạng được thực hiện căn cứ vào tình hình tài chính các công ty, những dự đoán của giới chuyên gia cũng như sự phân tích, định lượng của Interbrand.

Năm thứ 10 liên tiếp, Coca-Cola tiếp tục được đánh giá là thương hiệu lớn nhất thế giới với định giá thương hiệu cao nhất. Các vị trí còn lại trong top 10 là IBM , Microsoft , Google , Ge, McDonald, Intel, Nokia, Disney, HP.

Top 10 bảng xếp hạng năm nay chứng kiến sự vắng mặt của Toyota, vốn xuất hiện đều đặn các năm trước. Từ vị trí thứ 8 năm ngoái, hãng xe anh đào đã rớt hạng xuống bậc thứ 11. Đây không phải là một kết quả bất ngờ, sau scandal thu hồi xe đình đám của Toyota diễn ra triền miên từ cuối năm ngoái đến thời điểm hiện tại.

Dù giá trị thương hiệu sụt giảm nhưng Toyota vẫn dẫn đầu các thương hiệu xe đắt giá nhất toàn cầu. Đứng thứ hai là Mercedes-Benz, thứ ba là BMW, tiếp đó là Honda.

Hyundai là hãng xe có giá trị thương hiệu tăng trưởng mạnh nhất. Xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc bình chọn 100 thương hiệu hàng đầu thế giới năm 2005, Hyundai đã đứng thứ 84 và đều đều thăng hạng những năm tiếp theo. Và năm nay giá trị thương hiệu của hãng xe số 1 Hàn Quốc đã nâng lên 4 bậc, đạt vị trí 65.

Top 10 thương hiệu xe lớn nhất thế giới năm 2010: top-10-thuong-hieu-2010

(Thanh Phương - Theo VTC)

Share:

Thứ Năm, 20 tháng 9, 2012

Học cách bảo hộ thương hiệu của Beyonce và Jay-Z

Hãy xem cặp đôi vàng của Hollywood bảo vệ thương hiệu tên con gái yêu của họ thế nào nhé.

Cuối tháng 1 vừa qua, cặp đôi giàu nhất Hollywood Beyonce và Jay-Z đã đến Văn phòng Sáng chế và Thương hiệu Mỹ để đăng ký thương hiệu Blue Ivy Carter - tên họ cô con gái mới một tháng tuổi của họ - cho một loạt các sản phẩm và dịch vụ, từ quần áo đến giải trí. Sự kiện này đã gây xôn xao dư luận.

Một số người chỉ trích đây là một trò kinh doanh ranh mãnh, mục đích là kiếm tiền từ cô con gái của cặp đôi nổi tiếng. Tuy nhiên, nếu biết một chút về phương thức hoạt động của hệ thống thương hiệu ở Mỹ thì có thể thấy đây là những nỗ lực để ngăn chặn người khác kiếm tiền trên thanh danh của đứa trẻ hơn là chủ đích tự họ làm thế.

Dễ thấy rằng công ty BGK Trademark Holding của Beyonce không phải là chủ thể đầu tiên đăng ký thương hiệu Blue Ivy Carter. Mới vài ngày sau khi cô con gái của cô ca sỹ này chào đời, một cá nhân ở New Jersey đã nộp đơn đăng ký thương hiệu Blue Ivy Carter NYC cho các sản phẩm quần áo trẻ em. Không lâu sau thì một công ty ở Long Island cũng đăng ký thương hiệu cùng tên cho các sản phẩm nước hoa của họ.

Phải đến chuyện người khác đang tìm cách kiếm tiền bằng cái tên của cô con gái yêu đã trở nên rõ như ban ngày thì công ty BGK của Beyone mới đệ đơn xin đăng ký độc quyền thương hiệu Blue Ivy Carter hòng ngăn chặn ý định trục lợi của những người khác.

Việc đăng ký độc quyền thương hiệu tên con gái là chuyện riêng tư của của Beyonce và Jay-Z. Họ có toàn quyền làm thế mà chẳng ai có thể chê trách họ. Đây cũng là bài học nhỡn tiền cho những chủ doanh nghiệp nào muốn phòng ngừa những vụ tranh chấp thương hiệu trong tương lai.

1. Thương hiệu và những người nổi tiếng: Trước hết, những người nổi tiếng luôn có lợi thế gấp nhiều lần bạn trong việc đăng ký thương hiệu. Cứ thử đi đăng ký tên danh thủ Tim Bow xem? Bản thân tôi đã thử nhiều lần mà chẳng bao giờ được. Tương tự, những cái tên như Charlie Sheen, Sarah Palin bạn cũng phải quên 'khẩn cấp'.

Tại sao vậy? Câu trả lời chỉ có ba từ duy nhất: gây nhầm lẫn. Bạn không được phép đăng ký những nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên của người khác, nhất là những danh nhân, những người nổi tiếng. Như vậy, nếu đạt đến 'tầm cỡ' nào đó, tên bạn coi như cũng được bảo hộ dưới danh nghĩa nhãn hiệu dù bạn có đăng ký hay không. Nếu ai đó 'lăm le' sử dụng tên bạn làm nhãn hiệu, họ cũng khó lòng mà có thể đăng ký chính thức với cơ quan sở hữu trí tuệ được.

Nhưng nổi tiếng đến mức nào thì mới được bảo hộ? Tonya Harding có nổi tiếng không? Dĩ nhiên là có rồi, cô ấy là nữ vận động viên trượt băng nghệ thuật Mỹ tham gia Thế vận hội kia mà. Paris Hilton có nổi tiếng không? Quá đi chứ. Michael Jordan thì thế nào? Ai mà chẳng biết anh ấy. Chẳng có quy định cụ thể thế nào là nổi tiếng. Tuy nhiên, chỉ cần tên bạn được tương đối nhiều người biết đến là đã được lọt vào danh sách bảo hộ và chẳng ai có quyền đăng ký độc quyền tên đó nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của bạn.

2. Đăng ký nhãn hiệu có ý định sử dụng: Không rõ quy định này có ở Việt Nam hay không. Tuy nhiên, nếu ở Mỹ, bạn hoàn toàn có thể làm được điều này nếu muốn bảo hộ thương hiệu của mình.

Theo quy định trước kia ở Mỹ, bạn phải sử dụng một thương hiệu nào đó một thời gian rồi thì mới được đăng ký bảo hộ. Như Coca Cola, nếu họ muốn độc quyền câu khẩu hiệu đầy tính hình tượng "Coke Adds Life" (Coca cola cho cuộc sống), họ phải sử dụng nó đã rồi mới đăng ký.

Trong trường hợp này, điều gì có thể xảy ra? Thông thường, khi một công ty lớn như Coca Cola muốn trình làng một câu khẩu hiệu mới, họ phải huy động một lực lượng đông đảo tham gia công tác chuẩn bị, từ đội ngũ marketing cho đến bộ phận sản xuất cho đến các cấp 'bật đèn xanh'. Như vậy, từ ngay từ lúc chưa sử dụng thì đã có cả ngàn người biết về câu khẩu hiệu đó rồi.

Những kẻ trục lợi trơ tráo chỉ chờ đến đúng ngày ra mắt câu khẩu hiệu là lập tức chạy đến Văn phòng Sáng chế và Thương hiệu Mỹ để nộp đơn đăng ký bảo hộ "Coke Adds Life", nói họ đã sử dụng nhãn hiệu này được vài tháng. Lúc ấy, Coca Cola có muốn đổi sang câu khẩu hiệu khác thì cũng đã quá muộn. Họ đành phải bấm bụng trả tiền cho những kẻ đã đăng ký trước đó để tiếp tục sử dụng thứ mà họ đáng lẽ người có bản quyền hợp pháp.

Để tránh những trường hợp tương tự xảy ra, cách đây nhiều năm, Quốc hội Mỹ đã thông qua một điều khoản cho phép các tổ chức và cá nhân đăng ký bảo hộ trước những nhãn hiệu mà họ có ý định sẽ sử dụng. Bằng cách này, họ có thể bảo vệ nhãn hiệu của họ khỏi những kẻ 'đục nước béo cò' cho đến khi chính thức sử dụng nhãn hiệu đó và đăng ký độc quyền.

Quay lại trường hợp của Beyonce và Jay-Z, có hai bài học về thương hiệu bạn có thể rút ra cho mình. Thứ nhất, bạn không thể dùng tên người nổi tiếng làm thương hiệu trừ khi bạn được người đó cho phép. Ngược lại, nếu bạn là người nổi tiếng, bạn nghiễm nhiên nhận được sự bảo hộ của luật pháp về mặt nhãn hiệu. Thứ hai, (điều này áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp), nếu bạn có một thương hiệu mà bạn định sẽ sử dụng tại Mỹ, hãy đăng ký bảo hộ với Văn phòng Sáng chế và Thương hiệu càng sớm càng tốt. Việc này sẽ giúp bạn bảo lưu quyền sử dụng thương hiệu và ngăn chặn người khác vô tình hay hữu ý "nẫng tay trên" của mình.

Thứ Tư, 19 tháng 9, 2012

Xếp hạng thương hiệu xe hàng đầu thế giới 2010

Hãng Interbrand đã công bố danh sách 100 thương hiệu hàng đầu thế giới năm 2010, trong đó, Toyota rớt khỏi top 10, Lexus cũng bị loại khỏi top 100, còn Hyundai lên hạng từ 69 lên 65.

2010-thuong-hieu-xe

Trong bảng tổng sắp 100 thương hiệu hàng đầu thế giới năm 2010, ba vị trí dẫn đầu vẫn là Coca-Cola , IBM và Microsoft .

Trong lĩnh vực ô tô - xe máy, dẫn đầu vẫn là Toyota dù tụt hạng từ thứ 8 xuống 11 trong top 100. Trong khi đó, Lexus, thương hiệu xe sang của tập đoàn Toyota, đã không còn có tên trong danh sách.

Hầu hết các thương hiệu ô tô đều có giá trị tăng lên so với năm 2009, ngoại trừ Toyota chứng kiến mức sụt giảm giá trị thương hiệu 16%.

Dưới đây là thứ hạng cụ thể của từng thương hiệu ô tô, xe máy trong bảng xếp hạng 100 thương hiệu lớn nhất thế giới năm 2010:

thuong-hieu-xe-2010

(Thanh Phương -

Theo Dân Trí, Interbrand)

Share:

Thứ Ba, 18 tháng 9, 2012

Hàng hiệu đắt cũng có... lý

Đã bao giờ bạn tự hỏi, vì sao hàng hiệu lại đắt giá tới mức ấy? Tại sao cùng có công dụng, chất lượng, nguyên vật liệu như nhau nhưng hàng của hãng A lại đắt hơn sản phẩm của hãng B? Và rốt cục thì hàng hiệu khác biệt ở chỗ nào?

Trong giai đoạn khủng hoảng vừa qua, nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng hiệu vẫn cao.

Bài viết dưới đây của hãng tin CNBC không có tham vọng giải nghĩa được toàn bộ những thắc mắc của mọi người về hàng hiệu, nhưng nó sẽ giúp chúng ta hiểu được một phần nguyên nhân khiến hàng hiệu luôn luôn là thứ có giá, thông qua một vài mẫu hàng cụ thể.

Ở bài viết này, hàng hóa xa xỉ thường được xem là những thứ làm thủ công hoặc ít nhất là cũng có "hơi người" trong một số công đoạn, thuộc của hiếm (nghĩa là không sản xuất đại trà), được thiết kế cho riêng một cá nhân nào đó (tất nhiên phải là giới thượng lưu)...

Chính vì sự "độc" và "hiếm", hàng hiệu đã xác lập được chỗ đứng của nó và luôn có một bộ phận giàu có không ngại ngần chi tiền để sắm chúng. Thực tế là, theo hãng tư vấn Bain, trong giai đoạn khủng hoảng vừa qua, nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng này vẫn cao.

Áo sơmi của Turnbull & Asser

Giá tham khảo: 295 - 395 USD

Mẫu áo sơmi cổ điển này được làm hoàn toàn bằng tay ở nước Anh. Để có được một sản phẩm như vậy, các "nghệ nhân" thời trang đã mất 17 công đoạn. Đó là chưa kể, các nút áo làm từ loại ngọc trai đã nuôi cấy suốt 7 năm. Do vậy, không thể nào đánh đồng sản phẩm này với hàng chợ, hoặc hàng sản xuất công nghiệp. Được biết, hoàng tử Anh cũng từng chọn trang phục của Turnbull & Asser trong ngày đính hôn của anh.

Giày cao gót da rắn BB của Manolo Blahnik

Giá tham khảo: 865 USD

Tại sao đôi giày này lại đắt như thế? Công ty sản xuất cho biết, 98% công đoạn là bằng tay. Loại da rắn sử dụng là hàng thượng hạng. Đó là chưa kể đôi giày của nhà thiết kế Manolo Blahnik luôn được đánh giá cao về chất lượng. Sự khéo léo xử lý ở phần mũi giày của Manolo Blahnik đã mang đến những hiệu quả không ngờ cho phái đẹp: trông cao hơn, đôi chân thon gọn hơn, khỏe khoắn hơn. Đó là biểu hiện của sự gợi cảm mà phụ nữ luôn khao khát sở hữu, còn đàn ông luôn khao khát chiếm hữu.

Giày "thày tu" của John Lobb William

Giá tham khảo: 1.100 USD

John Lobb nói rằng, tất cả các đôi giày của hãng đều được làm thủ công ở Northampton, nước Anh, kể từ năm 1849 tới nay. Không chỉ có vậy, công ty còn xử lý chúng bằng phương pháp truyền thống với 190 công đoạn khác nhau và mất tới vài tuần để hoàn thiện. Một nguyên nhân khác khiến đôi giày này đắt như vậy là bởi bạn chỉ có thể mua nó trên mạng.

Giày Mikaraja của Christian Louboutin

Giá tham khảo: 2.095 USD

Christian Louboutin cho biết, đôi giày này được rất nhiều nhà nghệ sỹ yêu thích và ngay cả tác giả của nó cũng thấy mê mẩn không dứt ra được. Đôi giày với những họa tiết kiểu Ấn Độ. Những chi tiết này do xưởng thêu huyền thoại "The House of Lesage" thiết kế. Ngoài ra, núm tua gắn trên đôi giày là sản phẩm của đích tay Jean-Francois Lesage, con trai ông chủ xưởng thêu huyền thoại House of Lesage.

Túi da cá sấu Demetra của Valentino

Giá tham khảo: 19.500 USD

Demetra mang dáng dấp cổ điển và phiên bản cực kì hiếm của chiếc túi này chỉ có ba chiếc với ba màu đỏ, xanh lá cây và đen. Phiên bản nhỏ của Demetra cũng chỉ có hai màu xanh và đen với giá 15.400 USD. Giám đốc sáng tạo của Valentino Pierpaolo Piccioli và Maria Grazia Churi giới thiệu rằng, Demetra là một phần trong bộ sưu tập "Nữ thần" của họ. Những chiếc túi xách này chỉ được sản xuất với số lượng hạn chế và bán độc quyền ở trung tâm thương mại danh tiếng Bergdorf Goodman (New York, Mỹ).

Túi da cá sấu Ralph Lauren

Giá tham khảo: 24.000 USD

Ralph Lauren cho biết, chiếc túi này 100% làm từ da cá sấu và được chế tác ở Italy. Công ty cũng cho biết, Ralph Lauren đã nắm bắt được "tinh thần của người Mỹ" trong mỗi sản phẩm xa xỉ được làm cầu kỳ với chất lượng cao nhất. Chiếc túi này nằm trong bộ sưu tập Purple Label của Ralph Lauren.

Ferrari 458 Spider

Giá tham khảo: 257.412 USD

Phiên bản mui trần của siêu xe Ferrari 458 Italy sử dụng kiểu mui xếp cứng bằng nhôm một mảnh thiết kế mới, thay vì 2-3 mảnh như thông thường. Khi mở ra, mui sẽ lật ngửa và xếp vào khoang sau ghế ngồi. Ferrari cho biết, kết cấu mui xe bằng nhôm này có nhiều ưu điểm so với loại rời mui mềm truyền thống, như trọng lượng giảm 25 kg và thời gian đóng-mở cũng ngắn hơn (14 giây). Xe sử dụng động cơ 4.5L V8 công suất 570 mã lực, kết hợp với hộp số F1 bán tự động, thời gian tăng tốc từ 0-100 km/h trong chưa đến 3,4 giây và đạt tốc độ tối đa 320 km/h.

Ferrari FF phiên bản 2012

Giá tham khảo: 395.000 USD

Mỗi năm, những người đam mê xe hơi đều háo hức chờ đón phiên bản đặc biệt hạn chế của dòng Neiman Marcus. Năm ngoái, Ferrari tung ra Ferrari FF 2012 với nhiều tính năng vượt trội, như động cơ V12 mã lực 651, tăng tốc từ 0 lên 100 km/h chỉ trong vòng chưa đến 3,7 giây và chế độ bảo hành lên tới 7 năm. Nội thất bên trong được làm bằng da mềm để duy trì độ ẩm tự nhiên cho da người. Hệ thống lái bốn bánh rất nhẹ để thích hợp với mọi loại thời tiết.

Chủ Nhật, 16 tháng 9, 2012

Liệu AOL và Yahoo! có thể hồi sinh?

Thực tế cho thấy những công ty internet một khi đã vấp ngã như Yahoo! và AOL hiện nay thì hầu như khó đứng vững trở lại.

yahoo-aol

Không lâu sau khi Hội đồng Quản trị Yahoo! sa thải Tổng Giám đốc Carol Bartz, điện thoại của Tim Armstrong, Tổng Giám đốc AOL (Mỹ), đã rung lên. Đó là vì người ta muốn biết liệu Armstrong có muốn gặp phía Yahoo! lần nữa để bàn lại câu chuyện sáp nhập còn dang dở. Năm 2010, Armstrong từng gặp Bartz bàn về chuyện sáp nhập 2 công ty dưới sự lãnh đạo của ông nhưng Bartz không bằng lòng. Nay sự ra đi của bà có nghĩa là trở ngại đã được dẹp bỏ. Armstrong thừa nhận đang thương thảo với phía Yahoo! chuyện sáp nhập. Thương vụ có vẻ hợp lý: bằng cách kết hợp giữa nội dung và danh mục khách hàng của 2 công ty, họ sẽ có thể đặt ra mức phí quảng cáo cao hơn và tạo ra một doanh nghiệp sinh lợi hơn.

Tuy nhiên, Yahoo! và AOL khó có thể tạo ra giá trị liên kết đủ để giúp hồi sinh doanh nghiệp. Cả 2 đang bị sa lầy giống như những cái tên nổi tiếng một thời khác như MySpace, Digg và RealNetworks. "Không công ty nào trong số này quay trở lại con đường tăng trưởng", Mark Mahaney, chuyên gia phân tích thuộc Ngân hàng Citigroup (Mỹ), nhận định.

Lạc lối

Làm sống lại một công ty internet còn khó hơn là làm sống lại một chuỗi nhà thuốc, do đặc thù của ngành công nghệ. Apple đã trở thành công ty có giá trị nhất trên thế giới vì hiểu được rằng khi người tiêu dùng chịu bỏ tiền ra mua thiết bị nghe nhạc iPod, họ sẽ không tiếc tiền mua nhạc từ kho nhạc iTune và rồi sau đó là điện thoại thông minh iPhone, máy tính bảng iPad. Google đã tạo ra tiền nhờ đưa "google" trở thành một từ quen thuộc hằng ngày đối với hàng tỉ người. Và khi đã trung thành với Google, họ cũng ít muốn chuyển sang các công cụ tìm kiếm khác. Facebook cũng vậy. Mạng xã hội này đã trở thành điểm ghé thăm thường xuyên của 750 triệu người vì đó là nơi họ giao tiếp với bạn bè.

Những công ty trên đã chấp nhận đầu tư vào những công nghệ không chắc chắn nhưng có tính cải tiến cao. Nhờ những cải tiến này, họ đã tạo được lợi thế cạnh tranh cho mình và thu hút được khách hàng mới.

Nhìn lại Yahoo! và AOL, cả 2 cũng đã làm được 1 việc là xây dựng được lượng khán giả ái mộ của riêng mình: Chỉ riêng Yahoo! đã có xấp xỉ 700 triệu lượt viếng thăm mỗi tháng. Người truy cập chủ yếu là giới trẻ, vốn là đối tượng nhắm đến của các nhà quảng cáo. Tuy nhiên, Yahoo và AOL sống sót bằng cách làm cũ. Đó là tuyển nhiều phóng viên nhằm đảm bảo có bài và duy trì đội ngũ săn lùng quảng cáo để tìm quảng cáo cho trang web của mình. Đây là mô hình đang vấp phải nhiều sự cạnh tranh, vì ai cũng có thể nhảy vào được. Một điều quan trọng là một khi bạn không có lợi thế cạnh tranh thì khách hàng sẽ rất dễ thay đổi, sẵn sàng chuyển sang sử dụng dịch vụ của đối thủ nếu họ được mời chào tốt hơn. Vì thế, ông Mahaney của Citigroup cho rằng: "Yahoo! và AOL không có gì để có thể giữ chân khách hàng".

Yahoo! và AOL phải bỏ ra rất nhiều chi phí trong khi không tạo ra đủ lợi nhuận. AOL đã lỗ 800 triệu USD kể từ khi Hãng tách ra khỏi hãng truyền thông Time Warner. Yahoo! thì đã tiết kiệm được 1,2 tỉ USD tiền mặt vào năm ngoái, chủ yếu là nhờ các biện pháp cắt giảm chi phí quyết liệt của Tổng Giám đốc Carol Bartz. Trong khi đó, Google đã dễ dàng bỏ ra tới 4 tỉ USD đầu tư cơ bản cho việc phát triển doanh nghiệp. Tương tự Microsoft đã chi 2,4 tỉ USD, Apple bỏ ra 2 tỉ USD, Amazon 979 triệu USD.

Bế tắc

Chạy ăn từng bữa còn chưa đủ, làm sao nghĩ đến chuyện ăn ngon mặc đẹp. Đó là lý do Yahoo! và AOL đều cảm thấy rất khó tập trung vào việc tìm kiếm và phát triển các thị trường mới. Yahoo không đưa ra được sản phẩm nào đáng chú ý trong suốt 32 tháng bà Bartz tại vị, trong khi cùng thời gian trên, các dịch vụ mạng xã hội và các ứng dụng di động mới liên tục được tung ra, làm thay đổi cách sử dụng internet. Năm 2009, Yahoo! đã chuyển giao công cụ tìm kiếm Yahoo! Search sang cho Microsoft và thay vào đó, Bing của Microsoft sẽ là công cụ tìm kiếm mặc định trên Yahoo!. Thế nhưng, nỗ lực này đến nay cũng không làm suy chuyển vị trí thống lĩnh của Google trên thị trường tìm kiếm.

Nỗ lực lớn nhất của Yahoo! từ khi bà Bartz làm Tổng Giám đốc có lẽ là trên thị trường di động. Khi tung ra ứng dụng Fantasy Football dành cho điện thoại thông minh iPhone, Yahoo đã đặt rất nhiều kỳ vọng. Thế nhưng, nó chỉ được đánh giá ở mức 1 sao dù Hãng đã bỏ ra nhiều năm để phát triển ứng dụng này. Yahoo! cũng không có động thái gì trên thị trường quảng cáo di động.

Một khi đã không theo kịp sự thay đổi nhanh của thế giới công nghệ, Yahoo! và AOL cũng khó có thể giữ chân và thu hút người tài. Lượng người rời khỏi Yahoo! (như Caterina Fake, người sáng lập trang ảnh Flickr và Jeff Weiner, hiện là Tổng Giám đốc mạng xã hội có tên tuổi LinkedIn) còn nhiều hơn số người đến đầu quân. Theo Glassdoor.com, một website chuyên thu thập ý kiến nặc danh của nhân viên đối với công ty của họ, cả AOL lẫn Yahoo đều có mức xếp hạng 3,2 trên thang điểm 5, đứng sau mức 4,2 của Facebook, 3,9 của Google và 3,6 của Apple.

Vậy đâu là lối thoát? Nhà quản lý quỹ đầu cơ Daniel Loeb cho rằng Yahoo! cần có một ban giám đốc mới. Còn Ryan Jacob (Công ty Jacob Asset Management của ông đã và đang mua vào cổ phiếu Yahoo!) thì kiến nghị Yahoo! nên chia tách doanh nghiệp, tách hẳn lĩnh vực quảng cáo hiển thị đang trì trệ tại Mỹ khỏi Yahoo! đang sinh lợi tại Nhật.

Tuy nhiên, không phải quá muộn để Yahoo vực dậy chính mình. "Apple từng trong tình trạng còn tồi tệ hơn Yahoo hiện nay nhưng đã hồi sinh ngoạn mục", Geoff Ralston, từng là Phó Chủ tịch Kỹ thuật và Giám đốc Sản phẩm tại Yahoo!, người đã tạo ra Yahoo! Mail năm 1997, nhận xét. Ông cho rằng, nên đi theo cách làm của Steve Jobs, đó là đẩy mạnh cắt giảm chi phí hơn và loại bỏ những sản phẩm na ná với các đối thủ, đồng thời tiến hành thâu tóm sáp nhập hoặc phát triển những công nghệ mới mà Hãng cho là có thể "tạo ra trải nghiệm tiêu dùng cực kỳ tuyệt vời". Nói thì dễ nhưng thực hiện là rất khó.

(Thanh Phương -

Theo Nhịp Cầu Đầu Tư/BW)

Share:

Thứ Bảy, 15 tháng 9, 2012

Bạn biết gì về mô hình mua theo nhóm - groupon?

Groupon hoạt động dựa trên nguyên lý: khách hàng sẽ được hưởng khuyến mãi từ 20 - 90% khi có một số lượng khách nhất định cùng đặt mua sản phẩm/dịch vụ đó trong một thời điểm.

groupon-mua-theo-nhom

Trên thế giới, cho đến nay mô hình mua theo nhóm này thành công nhất với đại diện groupon.com. Khởi đầu của groupon.com là thepoint.com do Andrew Mason, một sinh viên trường nhạc mê lập trình thành lập vào năm 2008. Thepoint.com như một website cộng đồng, hoạt động dựa trên nguyên tắc khi có một số lượng đủ lớn người quan tâm đến một điều nào đó thì sẽ xảy ra hành động thực hiện điều đó.

ThePoint hoạt động được 18 tháng thì được đổi tên thành Groupon và thổi một luồng gió mới vào lĩnh vực thương mại điện tử. Groupon.com hiện đã mở rộng phạm vi hoạt động đến gần 90 thành phố của Mỹ và hơn 20 Quốc Gia trên thế giới.

Chỉ đi sau mô hình tại Mỹ hơn một năm, vào nửa cuối 2010, các kênh trung gian như Groupon đã lần lượt xuất hiện tại nước ta và phát triển với tốc độ chóng mặt. Thống kê sơ bộ, hiện đã có 20 website groupon hoạt động tại Việt Nam.

Khi các trang mua hàng theo nhóm này ra đời, người được hưởng lợi trực tiếp sẽ là người tiêu dùng khi có cơ hội mua hàng với mức giảm giá lớn. Nhà cung cấp có cơ hội quảng cáo, thu được lượng lớn khách hàng mới với chi phí thấp hoặc có cơ hội giải phóng hàng tồn kho, hàng trong mùa thấp điểm trong thời gian ngắn. Còn các trang groupon, với vai trò kênh trung gian, cũng sẽ thu được kinh phí từ việc thỏa thuận với đối tác là các doanh nghiệp.

Tuy nhiên hiện nay, các groupon "made in Vietnam" vẫn vướng phải hai bài toán cũ của thương mại điện tử trong nước là phương thức thanh toán và thói quen của người dùng. Hầu hết các doanh nghiệp vẫn đang nhận các đơn hàng qua mạng, nhưng việc giao hàng và thanh toán vẫn được tiến hành trực tiếp, trong khi chi phí để vận hành bộ máy này là không hề nhỏ. Đa số các trang groupon hiện vẫn duy trì hoạt động từ kinh phí đầu tư. Mặc dù vậy, không thể phủ nhận lợi thế và những ưu điểm của mô hình quảng cáo, marketing mới này.

(Thanh Phương -

Theo Danviet.vn)

Share:

Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2012

Buôn Ma Thuột thành thương hiệu càphê của doanh nghiệp Trung Quốc

buon-me-thuot-coffeeViệc chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột của Việt Nam vừa được phát hiện bị một công ty ở Trung Quốc đăng ký nhãn hiệu độc quyền tại Trung Quốc đang gây ra những lo ngại, rằng có nguy cơ càphê mang chỉ dẫn địa lý này của Việt Nam sẽ bị ngăn chặn vào thị trường Trung Quốc, và xa hơn, công ty này sẽ lợi dụng quyền sở hữu của mình để đăng ký sở hữu nhãn hiệu càphê Buôn Ma Thuột trên toàn thế giới.

Ngày 13.9, ông Trịnh Đức Minh, phó giám đốc sở Khoa học và công nghệ Dăk Lăk cho hay, sự việc cũng đã được UBND tỉnh bàn bạc, tìm phương hướng giải quyết và nhờ cục Sở hữu trí tuệ (bộ Khoa học và công nghệ) giúp đỡ nhưng chưa thấy phản hồi. Tuy nhiên, theo ông Minh, sự việc không nguy cấp, nghiêm trọng đến mức là càphê Buôn Ma Thuột sẽ bị chặn xuất khẩu vào Trung Quốc hay ra các nước nhập khẩu, tiêu thụ càphê như nhiều thông tin lo ngại.

Ông Trần Hà Nam, phó chủ tịch hiệp hội Càphê – cacao cũng cho rằng, lượng càphê của Việt Nam bán vào Trung Quốc không đáng là bao. "Ngay cả khi họ áp dụng ngăn chặn thì cũng chỉ với càphê bột, đóng gói bán lẻ và có nhãn mác như với Vinacafé, chứ việc xuất khẩu càphê hạt, càphê thô thì không hề bị ảnh hưởng", ông Nam khẳng định.

Cần sớm khởi kiện

Ông Trần Việt Hùng, người vừa thôi chức cục trưởng cục Sở hữu trí tuệ ngày 12.9 để nhận nhiệm vụ mới thì cho rằng, dù chưa có thông báo nào về việc công ty này sẽ lợi dụng quyền sở hữu của mình để áp dụng các biện pháp cấm càphê Buôn Ma Thuột của Việt Nam nhập khẩu vào Trung Quốc, song việc đòi hỏi công ty này loại bỏ đăng ký độc quyền nhãn hiệu trên là việc "càng sớm càng tốt", và có thể thực hiện thông qua khởi kiện tại toà án Trung Quốc. "Luật của Trung Quốc cũng như nhiều nước khác đã tham gia WTO, đều quy định quyền của bất kỳ ai khi thấy có dụng ý xấu, làm ăn không trung thực thì có quyền yêu cầu huỷ bỏ các hành vi chiếm đoạt, không trung thực, lợi dụng uy tín các nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý các nước khác gây nhầm lẫn xuất xứ sản phẩm", ông Hùng nói.

Dẫn câu chuyện thành công của chủ một doanh nghiệp kẹo dừa Bến Tre – năm 1999, từng sang tận Trung Quốc kiện một doanh nghiệp nhập khẩu Trung Quốc đăng ký độc quyền nhãn hiệu kẹo dừa Bến Tre để ngăn chặn kẹo dừa Bến Tre vào nước này, ông Hùng khuyên: vụ việc càphê Buôn Ma Thuột cũng tương tự, vì vậy UBND tỉnh cần có đơn yêu cầu phía Trung Quốc huỷ bỏ nhãn hiệu đó.

Mất bò mới lo làm chuồng

Ông Minh cũng rút ra bài học: việc cần làm ngay nữa là các địa phương phải nhanh chóng đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở thị trường lớn. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng phải nhanh chóng đăng ký nhãn hiệu của mình. Dẫu vậy, ông Minh thừa nhận, khó khăn lâu nay là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ nên yếu cả về tài chính và pháp lý. "Có doanh nghiệp đi đăng ký nước ngoài nhưng đến mấy năm trời vẫn chưa xong, có nơi mình gửi hồ sơ đi nhưng họ làm khó", ông Minh ví dụ.

Buôn Ma Thuột thành thương hiệu càphê của doanh nghiệp Trung Quốc

Với kinh nghiệm một người làm công tác sở hữu trí tuệ, ông Hùng cho biết đây không phải là lần đầu một chỉ dẫn địa lý của ta bị đánh cắp làm nhãn hiệu ở nước khác, như với nước mắm Phú Quốc đầu năm 2000 là ví dụ. Và ngay sau đó, hiệp hội Nước mắm Phú Quốc đã tiến hành đăng ký chỉ dẫn địa lý tại châu Âu. Cho nên, theo vị này, giải pháp để tránh vụ việc tương tự là các doanh nghiệp phải sớm tiến hành đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý, không chỉ ở Việt Nam mà còn các thị trường khác.

Theo ông Nguyễn Tuấn Hưng, trưởng khoa quản trị công nghệ – trường Quản lý khoa học công nghệ (bộ Khoa học và công nghệ), hiện nhận thức của các địa phương về chỉ dẫn địa lý, và các doanh nghiệp về sở hữu trí tuệ còn hạn chế. Một số nhận thức cao hơn thì khi đăng ký cũng chỉ dừng lại ở chỗ đăng ký tại Việt Nam chứ chưa tham gia vào hệ thống quốc tế. "Bây giờ có một danh sách các nước thành viên tham gia vào hệ thống đăng ký nhãn hiệu quốc tế (WIPO) theo nghị định thư Madrid, vì thế, nếu muốn đăng ký ở châu Âu thì không cần đăng ký từng nước mà vào WIPO sẽ được chấp nhận tại những nước tham gia nghị định thư này", ông Hưng đưa ra lời khuyên.

- Chí Hiếu -

(Tuấn Anh -

Theo SGTT)

Share:

Thứ Năm, 13 tháng 9, 2012

Sting thắng, Number 1 không thua

Cuộc chiến tranh giành ngôi đầu giữa một công ty nước ngoài với một doanh nghiệp nội địa diễn ra nhanh chóng mà quyết liệt

sting-number1

Sting hiện nay vẫn được coi là con bò sữa của Pepsi, còn Tân Hiệp Phát thì say sưa với trà xanh và trà thảo mộc, dù vẫn khẳng định Number 1 là sản phẩm quan trọng của mình.

Sting đi sau về trước

Có mặt sớm nhất, Red Bull nhanh chóng làm chủ thị trường nước uống tăng lực Việt Nam từ cuối những năm 1980. Cạnh tranh với Red Bull lúc đó chỉ có Rhino và Lipovitan.

Nhận thấy tiềm năng từ thị trường này, công ty Tân Hiệp Phát đã xây dựng nhà máy và cho ra đời nước tăng lực Number 1 vào năm 2001. Với chính sách bán giá rẻ hơn tất cả các đối thủ cùng thị trường và sức mạnh truyền thông, Number 1 đã chiếm hơn 30% thị trường chỉ sau 3 tháng.

Number 1 vẫn giữ được vị thế này khá lâu dù luôn bị Red Bull nhòm ngó. Bên cạnh đó, nhiều thương hiệu nước uống tăng lực khác cũng đã nhảy vào thị trường như Bacchuce, M150 hay Samurai của Coca-Cola . Đến khi Pepsi bắt đầu thâm nhập thị trường này thì cuộc cạnh tranh mới thực sự trở nên quyết liệt. Pepsi bắt đầu trình làng nước tăng lực Sting vàng (còn gọi là Sting nhân sâm) vào năm 2002. Khi đó, Sting không địch lại được với Number 1 và Red Bull. Không bỏ cuộc, Pepsi tiếp tục cho ra đời nước uống tăng lực Sting dâu và nhanh chóng thu được nhiều thiện cảm đặc biệt là của giới trẻ. Sting dâu trở thành động lực phát triển mới của Pepsi khi dẫn đầu thị phần nước uống tăng lực tại Việt Nam.

Theo khảo sát của Công ty Nghiên cứu Thị trường Nielsen, đến giữa năm 2011, Sting dẫn đầu thị trường nước uống tăng lực tại Việt Nam với 52% thị phần. Number 1 về nhì với 23% thị phần. Các thương hiệu khác chia nhau 25% thị trường còn lại gồm Samurai, Red Tiger, Rhino, Lipovitan.

Nguyên nhân Number 1 mất ngôi số 1

Number 1 từng thành công với chiến dịch quảng cáo rầm rộ. Suốt 1 tháng trước ngày ra mắt sản phẩm, một đoạn quảng cáo 5 giây xuất hiện trên các kênh truyền hình chính ở Việt Nam chỉ với một thông điệp: "Number 1 sắp có mặt tại Việt Nam". Tân Hiệp Phát đầu tư quảng cáo cho Number 1 như vậy, nhưng nhãn hiệu này vẫn thua trận trước Pepsi.

Một chuyên gia (không muốn nêu tên) cho rằng Number 1 đã thành công khi nhanh chóng trở thành một thương hiệu khá nổi tiếng. Tuy nhiên, Tân Hiệp Phát lại sử dụng Number 1 cho quá nhiều sản phẩm. Hầu như sản phẩm nào của họ cũng có logo và chữ Number 1, từ nước tăng lực cho tới sữa đậu nành, nước cam ép, nước tinh khiết. Điều đó đã làm loãng thương hiệu này trên thị trường nước uống tăng lực. Trong khi đó, Pepsi phân định rõ ràng: Pepsi là nước ngọt có gas, Aquafina là nước khoáng, Sting là nước tăng lực.

Nhìn chung, có 3 nguyên nhân khiến cho Number 1 giảm thị phần so với Sting. Thứ nhất, Tân Hiệp Phát không còn chú trọng đến việc quảng cáo cho Number 1 mà chuyển sang tập trung quảng bá cho sản phẩm Trà xanh và trà thảo mộc. Còn Pepsi lại muốn đánh vào thị trường nước tăng lực và tăng cường quảng cáo Sting liên tục, nhắm vào giới trẻ. Nguyên nhân thứ hai là do Pepsi có hệ thống phân phối đều khắp, ở đâu cũng thấy nhãn hiệu Sting của Pepsi. Nguyên nhân thứ ba là sự tiện dụng của Sting khi được đựng trong chai nhựa chứ không phải trong chai thủy tinh như Number 1.

Tuy nhiên, Tổng Giám đốc Công ty Tân Hiệp Phát, ông Trần Quý Thanh lại cho rằng Number 1 vẫn phát triển. "Thị trường nước tăng lực ngày càng có nhiều đối thủ, thị trường bị chia sẻ, song sản lượng của Number 1 vẫn tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm ngoái", ông nói. Ông cho biết Tân Hiệp Phát vẫn phát triển Number 1 như một thương hiệu chung cho các sản phẩm, trong đó vẫn chú trọng sản phẩm nước tăng lực Number 1. Ông Thanh cho rằng, tiềm năng của thị trường nước tăng lực vẫn còn rất lớn.

- Lan Ca -

(Phương Trinh -

Theo Nhịp Cầu Đầu Tư)

Share:

Thứ Tư, 12 tháng 9, 2012

Rovio Mobile - người khổng lồ thế chân Nokia?

rovio-mobileKhi "người khổng lồ" Nokia, một trong những đòn bẩy chính của nền kinh tế có những dấu hiệu chững lại, Phần Lan đang trông chờ vào những công ty non trẻ như Rovio Mobile.

Rovio Mobile, đàn em Nokia đi lên nhờ hỗ trợ vốn từ chính phủ

Một game trên điện thoại di động với những chú lợn ăn cắp trứng và bị tấn công bởi những con chim giận dữ có thể là chưa đủ để làm chỗ dựa cho cả một nền kinh tế, nhưng một tựa game như vậy lại đang là một phần kế hoạch phát triển của Phần Lan.

Khi ngôi sao sáng nhất về công nghệ của Quốc Gia này là Nokia đã ở bên kia sườn dốc của sự phát triển, chính phủ đang hy vọng rằng những công ty như Rovio Mobile sẽ mang đến sự thịnh vượng cho quốc gia. Rovio Mobile là cha đẻ của game di động rất thành công có tên "Angry Birds" với 36 triệu lượt download/ năm.

Rovio, cũng như các công ty non trẻ khác như APE Payment, một công ty chuyên về thanh toán qua mạng, còn rất lâu nữa mới có thể san bằng khoảng cách với Nokia, một tập đoàn có thời điểm chiếm tới 4% GDP của Phần Lan.

Tuy nhiên theo Risto Siilasmaa, thành viên hội đồng quản trị của Nokia và là người sáng tạo ra một phần mềm diệt virus F-Secure, Phần Lan không nhất thiết phải có thêm một công ty như Nokia mà quan trọng là cần phải có thêm thật nhiều những sản phẩm như F-Secure, Angry Birds và APE Payment.

Khi Nokia vấp phải nhiều khó khăn trong cuộc cạnh tranh với iPhone của Apple và các thiết bị sử dụng phần mềm Android của Google , các chuyên gia phân tích cho rằng lợi nhuận năm nay của công ty này sẽ sụt giảm xuống mức 1.6 tỉ euro (2.1 tỉ USD) so với 7.2 tỉ euro vào năm 2007.

Theo thông tin của ETLA, một trung tâm nghiên cứu kinh tế đặt tại Helsinki, đóng góp của Nokia vào GDP của Phần Lan cũng giảm mạnh, chỉ còn 1.6%. Nhằm tìm cách khắc phục điều này, chính phủ đã tăng cường sự trợ giúp cho các công ty mới thành lập hoạt động trong lĩnh vực công nghệ.

Cơ quan cung cấp kinh phí cho việc nghiên cứu của Phần Lan, Tekes, đã tăng gấp đôi số tiền đầu tư dành cho các doanh nghiệp có triển vọng, lên mức 30 triệu euro một năm cho đến năm 2014. Một số chương trình khác cũng có khoản kinh phí hỗ trợ doanh nghiệp mới lên đến 30 triệu euro.

Năm nay, chính phủ Phần Lan cũng tài trợ một sự kiện dành riêng cho các doanh nghiệp mới thành lập. Sự kiện này được tổ chức tại Đại học Aalto vốn được coi là đầu tàu trong các trường công nghệ trong nước.

Mười đội chơi bao gồm các doanh nghiệp trẻ sẽ tham gia sự kiện trong hai tháng, tham gia vào các hội thảo cũng như các hoạt động khác nhằm gây dựng những công ty đoàn kết và hiệu quả hơn. Will Cardwell, giám đốc trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp của đại học Aalto, cho biết: "Những sinh viên này sẽ là nền tảng để tạo ra 10 cho đến 20 công ty mà chúng ta đang cần".

Trong số những người tham gia khóa học có Timo Herttua (23 tuổi) và Tuomo Riekki (22 tuổi). Họ là hai nhà đồng sáng lập ra công ty thiết kế phần mềm dành cho các bộ phận bán hàng có tên gọi Deal Machine. Hai người bạn này đã gặp nhau khi đang thực hiện nghĩa vụ quân sự, và điểm chung giữa họ là cả hai đều đã tự gây dựng các doanh nghiệp thiết kế website từ khi còn là thiếu niên. Deal Machine ra mắt vào năm nay, và giờ đây đã có gần 600 khách hàng. Hai người đồng sáng lập công ty đã nhận được một khoản trợ cấp 30.000 euro từ Tekes để phát triển doanh nghiệp.

Rovio là một trong những nhà phát triển ứng dụng game độc lập và hàng đầu châu Âu . Rovio đã phát triển nhiều game cho các tên tuổi lớn nhất thế giới trong như Electronic Arts, Nokia, Vivendi, Namco Bandai và Mr. Goodliving/Real Networks. Rovio cũng tạo nền tảng công nghệ cho nhiều ứng dụng của iPhone, Android, Windows Mobile, Symbian, N-gage, PSP, DS, và Flash.

Rovio thành lập năm 2003 bởi ba sinh viên Đại học Công nghệ Helsinki là Niklas Hed, Jarno Väkeväinen, và Kim Dikert. Sản phẩm game Angry Bird của Rovio hiện được coi là một trong những game hot nhất trên iPhone.

Phần Lan không thường xuyên dành sự quan tâm đặc biệt như vậy đối với các doanh nghiệp mới thành lập. Thậm chí những yếu tố như thuế cao, thiếu sự khuyến khích cho các nhà đầu tư, và khoảng cách địa lý khá lớn với các thị trường quan trọng đã buộc các nhà doanh nghiệp phải rút lui khỏi thị trường hoặc bán lại cho các công ty lớn hơn.

Những người sáng lập ra Jaiku, một trang web gần giống với Twitter, đã bán sản phẩm của họ cho Google vào năm 2007. Một năm sau đó, công ty chuyên về cơ sở dữ liệu MySQL được tập đoàn Sun Microsystems mua lại. Linus Torvalds, một người Phần Lan vốn là "cha đẻ" của phần mềm mã nguồn mở Linux, đã chuyển đến California vào năm 1997.

Hai người sáng lập của Deal Machine cũng đang có dự định đến với Thung lũng Silicon vào năm tới để tiếp cận gần hơn với công nghệ và các khoản kinh phí hỗ trợ. Kristo Ovaska, người vào tháng Mười đã dẫn một đoàn các doanh nhân trẻ sang Thung lũng Silicon thực tập, nói: "Các doanh nhân trẻ cần phải đi và học hỏi những gì tốt nhất của thế giới".

iPhone - bệ phóng đích thực cho tên tuổi cho Rovio

Các doanh nghiệp mới tại Phần Lan gặp khó khăn bởi thiếu sự trợ giúp kinh phí. Fruugo, công ty đã cho ra đời một trang web mua sắm tại châu Âu năm 2009, nhận được chưa đến một nửa số tiền mà công ty này hy vọng được hỗ trợ. Đến tháng 9, Fruugo đã phải sáp nhập với Directory Technologies của Anh.

Theo Technopolis, một công ty chuyên ươm mầm cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ, trong sáu tháng đầu năm 2010, các công ty công nghệ cao của Phần Lan nhận được 50 triệu Euro tiền vốn đầu tư. Đối với các công ty của Israel, số vốn này lên tới 577 triệu USD.

"Có rất ít nhà đầu tư sẵn sàng mạo hiểm với các công ty mới ở Phần Lan, và việc thu hút sự chú ý của các nhà tư bản nước ngoài cũng gặp phải không ít khó khăn", Mikael Hed, giám đốc điều hành Rovio cho biết. Ông cũng cho biết thêm rằng Rovio là một doanh nghiệp may mắn trong số các công ty non trẻ tại Phần Lan.

angry-bird

Game Angry Bird của Rovio hiện được coi là một trong những game hot nhất trên iPhone

Những nhà sáng lập ra công ty gặp nhau tại một cuộc thi năm 2003. Quá trình thành lập công ty của họ đã được trợ giúp rất nhiều từ phía gia đình. Rovio đã tổ chức sự kiện đánh dấu một năm ra đời của Angry Birds vào ngày 10/12 và đang chuẩn bị ra mắt các sản phẩm ăn theo như những phiên bản heo hay chim nhồi bông. Hơn 30 nhân viên của công ty đang gấp rút hoàn thành các phiên bản đặc biệt của trò chơi dành cho dịp nghỉ lễ và cả các phiên bản game console và Facebook .

Trường hợp của Rovio cho thấy các công ty công nghệ Phần Lan đang dần thoát khỏi sự phụ thuộc vào Nokia. Vào những ngày đầu, Rovio sản xuất rất nhiều game cho các điện thoại của Nokia, tuy nhiên chính iPhone mới đem đến thành công vang dội nhất cho các sản phẩm của công ty.

Ben Holmer, đại diện một công ty đối tác của Rovio là Index Ventures, nói: "Angry Birds là ví dụ điển hình cho những thử thách mà Phần Lan phải đối mặt trong suốt năm năm qua. Trải qua bao nhiêu game dành cho điện thoại của Nokia, cuối cùng Rovio đã tìm được iPhone, bệ phóng đích thực cho tên tuổi các game của mình đến với thành công".

(Minh Tiến -

Theo VEF.vn/Business Week)

Share:

Thứ Ba, 11 tháng 9, 2012

10 thương vụ “khủng” nhất năm 2010

unitedairlinesNăm 2010, kinh tế thế giới đã chứng kiến nhiều vụ sáp nhập lớn, những đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng thu về khoản tiền khổng lồ... Tạp chí Time đã chọn ra 10 vụ mua bán lớn nhất trong năm, trong đó bao gồm cả việc "mua" nhân tài kế vị.

1. United "kết hôn" Continental

Hai hãng hàng không hàng đầu của Mỹ là United Airlines và Continental Airlines hồi tháng 5 đã đạt được thỏa thuận sáp nhập, trở thành hãng hàng không lớn nhất thế giới, với trị giá hợp đồng trên 3 tỷ USD.

Sau khi sáp nhập, hãng hàng không mới sẽ vẫn giữ tên United Airlines và đặt trụ sở chính tại thành phố Chicago, bang Illinois. Giám đốc điều hành (CEO) của hãng Continental Airlines sẽ trở thành CEO của hãng hàng không sáp nhập, trong khi CEO của United Airlines sẽ trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị. Sau hai năm, hai nhân vật này lại trao đổi chức vụ cho nhau.

Giới phân tích dự đoán United Airlines mới sẽ vượt qua hãng hàng không lớn nhất của Mỹ hiện nay là Delta Airlines về số lượng hành khách. So với các hãng hàng không khác của Mỹ, United Airlines mới sẽ chiếm thị phần nội địa về quãng đường bay/ghế cao nhất với 21% cũng như có công suất toàn cầu chiếm khoảng 7%.

Trong thời gian qua, United Airlines và Continental Airlines đều bị ảnh hưởng do tác động của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu. Năm 2009, United Airlines đã phải cắt giảm 7,4% công suất hoạt động, trong khi Continental Airlines cắt giảm 5,2%. Tuy nhiên, trong số các hãng hàng không nội địa của Mỹ, United Airlines vẫn đứng ở vị trí thứ 4 còn Continental Airlines xếp ở vị trí thứ 6.

United và Continental Airlines hy vọng thương vụ sáp nhập sẽ mang lại khoản tiết kiệm và lợi nhuận mới 1,2 tỷ USD vào năm 2013, sau khi tổng doanh thu của cả hai hãng hàng không này trong năm 2009 đã đạt hơn 3 tỷ USD.

2. General Motors thu bộn tiền

Cuộc chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của tập đoàn sản xuất ô tô Mỹ General Motors (GM) trong tháng 11 thu về tổng cộng 23,1 tỷ USD, lớn nhất trong lịch sử chứng khoán thế giới.

Hãng xe Mỹ đạt được thành tích ấn tượng này một phần nhờ các ngân hàng bảo lãnh quyết định đưa ra lựa chọn mua thêm 71,7 triệu cổ phiếu phổ thông của GM trị giá 2,37 tỷ đô la sau phiên IPO đã diễn ra trước đó.

Các nhà bảo lãnh cho phiên IPO, lần đầu kể từ khi GM nộp đơn xin bảo hộ phá sản và nhận được gói hỗ trợ trị giá 50 tỷ USD từ chính phủ Mỹ hồi tháng 4 năm 2009, được dẫn đầu bới hàng loạt đại gia trong lĩnh vực tài chính Mỹ như Morgan Stanley, JPMorgan Chase & Co, Bank of America Merrill Lynch và Citigroup Inc, đang xem xét khả năng lựa chọn mua thêm 13 triệu cổ phiếu ưu đãi của GM trị giá 650 triệu đô la.

Phiên chào bán cổ phiếu của GM lần đầu ra công chúng bắt đầu hôm 17/11 với các loại cổ phiếu phổ thông và ưu đãi đã thu về 20,1 tỷ đô la, lớn nhất trong lịch sử chứng khoán nước Mỹ. Tính cả phần cổ phiếu ưu đãi bán được thêm, tổng số tiền GM thu được sau cuộc IPO đạt 23,1 tỷ USD, vượt qua cuộc IPO kỷ lục của Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc (Agricultural Bank of China) diễn ra trong tháng bảy năm nay thu về 22,1 tỷ USD.

Tiền thu được từ đợt chào bán này phần lớn sẽ rơi vào tay Chính phủ Mỹ, hiện đang sở hữu 61% cổ phần của GM sau khi tái cấu trúc nhà sản xuất ôtô này hồi năm ngoái. Theo đó, cổ phần của Chính phủ Mỹ trong GM sẽ giảm còn 33%. Nhà sản xuất ô tô khổng lồ này đã hoàn trả 9,5 tỷ USD trong số 49,5 tỷ USD Chính phủ Mỹ dùng để giải cứu GM năm ngoái. Chính quyền Obama sẽ tìm cách bù đắp lại khoản còn lại thông qua việc bán cổ phiếu trong các năm tới.

3. Sanofi-Aventis đòi mua Genzyme

Đại gia trong lĩnh vực dược phẩm Sanofi-Aventis của Pháp hồi cuối tháng 8 đã chính thức đưa ra đề nghị đấu giá mua lại hãng công nghệ sinh học Genzyme Corp của Mỹ với giá 18,5 tỷ USD, trị giá bằng tiền mặt. Theo các điều khoản trong đề xuất mua lại của Sanofi-Aventis, các cổ đông của Genzyme sẽ nhận được 69USD cho một cổ phiếu, tăng 38% so với giá 49,86 USD/cổ phiếu tại phiên đóng cửa giao dịch ngày 1/7.

Sanofi-Aventis đã công khai công bố việc đấu giá sau một vài nỗ lực không thành công nhằm thuyết phục ban lãnh đạo của Genzyme đồng ý ngồi vào bàn đàm phán. Sanofi-Aventis cho biết hãng này đã gửi một đề xuất chi tiết cho lãnh đạo Genzyme vào ngày 29/7.

Trong bức thư gửi Chủ tịch Genzyme Henri A. Termeer ngày 29/8, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành của Sanofi-Aventis Christopher A. Viehbacher nói rằng: "Công ty Sanofi-Aventis không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc công khai công bố trực tiếp đề xuất với các cổ đông của Genzyme".

"Sanofi-Aventis tin tưởng mạnh mẽ vào thương vụ sáp nhập này cũng như các lợi ích tài chính và chiến lược. Chúng tôi vẫn tiếp tục tập trung vào các cuộc thảo luận mang tính xây dựng với Genzyme nhằm kết thúc thương vụ này", ông Viehbacher nói.

Nếu thành công, lời đề nghị mua lại công ty công nghệ sinh học Genzyme trị giá 18,5 tỷ USD của Sanofi-Aventis sẽ trở thành vụ thôn tính lớn nhất trong năm. Tuy nhiên, ban lãnh đạo Genzyme cho biết, hãng muốn nâng đề nghị của mình lên gần 24 tỷ USD. Trong bối cảnh đó, CEO của Sanofi, Christopher Viehbacher, tuyên bố ông sẽ không thay đổi.

4. Nương tựa lẫn nhau

Hồi tháng 3, tập đoàn bảo hiểm AIG cho biết đã nhất trí bán American Life Insurance Co. chi nhánh bảo hiểm nhân thọ lớn thứ hai của AIG ở nước ngoài thường được biết đến với tên gọi Alico, với giá 6,8 tỷ USD tiền mặt và 8,7 tỷ USD dưới hình thức vốn cổ đông trong MetLife. Như vậy AIG sẽ nắm giữ 20% cổ phần trong MetLife.

Thương vụ Alico sẽ đưa AIG, hiện do Chính phủ Mỹ sở hữu 80% cổ phần, trở thành cổ đông lớn thứ hai của MetLife, tập đoàn bảo hiểm nhân thọ số 1 của Mỹ.

MetLife hy vọng thương vụ Alico sẽ giúp thu nhập trên cổ phiếu của tập đoàn tăng thêm 45 xu lên 55 xu/cổ phiếu vào năm 2011. Hiện tại các nhà phân tích ước tính thu nhập hoạt động của MetLife vào khoảng 4,89 USD/cổ phiếu trong năm 2011.

Cùng với thương vụ Alico, AIG hy vọng có thể hoàn trả 32 tỷ USD tiền mặt cho Chi nhánh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tại New York trong vài tháng tới, nếu hoàn tất cả hai thương vụ theo kế hoạch vào cuối năm nay. AIG có khả năng trả tiếp 19 tỷ USD nữa cho Chi nhánh FED tại New York trong vài năm tới khi bán thêm cổ phần trong Prudential và MetLife.

5. Vụ IPO lớn nhất châu Á

Đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc (AgBank) hồi tháng 7 đã mang về khoảng 22 tỷ USD, thấp hơn kỳ vọng 30 tỷ USD trước đó. Tuy nhiên, đây vẫn là một trong những vụ IPO kỷ lục, nếu không có vụ việc của GM, thì đợt phát hành này của AgBank là lớn nhất thế giới.

AgBank là đại diện cuối cùng trong bộ tứ ngân hàng quốc doanh lớn nhất nước này tiến hành IPO. Trước đó, Ngân hàng Công nghiệp và Thương mại Trung Quốc (ICBC) đã thu về 21,9 tỷ USD. Ban đầu, AgBank đặt mục tiêu 30 tỷ USD. Tuy nhiên, các nhà đầu tư có vẻ không sẵn sàng cho một ngân hàng có lợi nhuận yếu hơn vài đối thủ khác. Đó là chưa kể đến việc giới đầu tư đại lục lo ngại rằng một lượng quá lớn cổ phiếu bán ra có thể làm yếu nhu cầu.

Tờ New York Times nhận định, vụ IPO của ABC đã thách thức những bất ổn đang diễn ra trên thị trường tài chính toàn cầu, đồng thời củng cố vị trí thị trường IPO hàng đầu thế giới của Trung Quốc trong năm nay, cũng như khẳng định sức mạnh kinh tế và tài chính của Quốc Gia này.

Đợt IPO có quy mô khổng lồ này đã định giá ABC ở mức vốn hóa thị trường 128 tỷ USD, cao hơn giá trị vốn hóa của các ngân hàng vào tầm "đại gia" của Mỹ như Citigroup hay Goldman Sachs. Theo dữ liệu của hãng tin tài chính Bloomberg, với mức vốn hóa này, ABC hiện là ngân hàng có giá trị vốn hóa thị trường lớn thứ 8 trên thế giới.

Được thành lập vào năm 1979, sau 31 năm phát triển, ABC đã có tới 320 triệu khách hàng bán lẻ, 2,7 triệu khách hàng doanh nghiệp, gần 24.000 chi nhánh và nắm giữ 1.000 tỷ USD tiền gửi.

6. Hợp đồng "đầy bọt xà phòng"

Với 3,7 tỷ USD chi cho tập đoàn chăm sóc tóc Alberto Culver, Unilever đang bổ sung các thương hiệu Tresemmé, VO5, và Simple vào danh mục sản phẩm của mình. Danh mục sản phẩm chăm sóc cơ thể của Unilever đã tăng nhanh chóng sau 10 năm qua. Unilever hiện đang sở hữu các thương hiệu Dove, Vaseline, Pond's và Sunsilk, các sản phẩm chăm sóc cá nhân của Unilever chiếm 30% lợi nhuận tập đoàn.

Alberto là công ty có trụ sở tại Mỹ, hoạt động tại 9 quốc gia trong đó có Anh và sử dụng 2.700 lao động. Khoảng 64% tổng doanh số bán của Alberto Culver là đến từ thị trường Mỹ trong năm kết thúc vào tháng 9/2009.

CEO của Unilever - ông Paul Polman cho biết: "Chăm sóc cá nhân là danh mục chiến lược của Unilever và đang tăng trưởng nhanh chóng. Cách đây 10 năm, danh mục này từng chiếm 20% lợi nhuận của chúng tôi". Việc mua lại Alberto Culver không những thúc đẩy tăng trưởng mà còn bổ sung những thương hiệu mới đầy quyền lực vào chuỗi sản phẩm của Unilever.

Vì thế cũng dễ hiểu khi tập đoàn của Hà Lan muốn mở rộng sang lĩnh vực dầu gội đầu, thứ mà với nhiều người không thể thiếu trong danh mục sản phẩm của gia đình, ngay cả trong giai đoạn suy thoái.

7. Người kế vị của Warren Buffett

Tỷ phú 80 tuổi Buffett, Chủ tịch đồng thời là Giám đốc điều hành của tập đoàn Berkshire, cho biết, vị trí của ông sẽ được chia ra cho ít nhất 3 người trong trường hợp ông qua đời hoặc về nghỉ hưu. Một CEO sẽ quản lý hơn 70 hạng mục kinh doanh và một hoặc hai người sẽ được chỉ định quản lý đầu tư nhằm cấp phát vốn và quản lý các hạng mục đầu tư của Berkshire.

Trong tuyên bố hôm 26/10, Berkshire cho biết, hãng này đã bổ nhiệm Todd Combs - 39 tuổi, người quản lý quỹ đầu tư Castle Point Capital trị giá 400 triệu đôla làm giám đốc đầu tư của tập đoàn này. Trước khi lựa chọn Todd Combs, tập đoàn này đã đưa ra các ứng viên sáng giá, đó là chuyên gia đầu tư Li Lu, người đã giúp tập đoàn Berkshire thu được lợi nhuận trên thị trường Trung Quốc và David Sokol, chủ tịch của MidAmerican Energy Holdings Co. thuộc tập đoàn Berkshire.

Todd Combs đã quản lý số tài sản trị giá 405 triệu đôla, có trong tay nhiều loại cổ phiếu lớn nhất bao gồm U.S. Bancorp, MasterCard Inc., Western Union Co. và Chubb Corp..Trong những năm 1990, Combs đã có 3 năm kinh nghiệm làm nhà phân tích tại cơ quan quản lý ngân hàng Florida và 4 năm kinh nghiệm làm nhà phân tích cho tập đoàn bảo hiểm ô tô Progressive Corp.

Quỹ Castle Point của Todd Combs được thành lập năm 2005. Theo thống kê, 2006 quỹ này tăng 13,5%, năm 2007 tăng 19%, năm 2008 giảm 5,7%, và năm ngoái quỹ đã tăng 6,2%. Combs đã tốt nghiệp tại đại học Florida State University và nhận bằng cao học về quản trị kinh doanh tại đại học Columbia. Ông từng là nhà quản lý một quỹ đầu tư dịch vụ tài chính nhỏ của Copper Arch Capital LLC, tại New York. Matthews nói rằng "Todd Combs chính là người mà Buffett muốn".

8. Đồ ăn nhanh sáng giá

Kinh doanh thức ăn nhanh cũng đóng góp một thương vụ bất ngờ trong năm 2010. Hồi tháng 9, Burger King Holdings đã đồng ý về dưới trướng công ty đầu tư 3G Capital với mức giá 3,36 tỷ USD. 3G Capital đồng ý trả 24 USD/cổ phiếu, cao hơn 46% mức giá đề nghị từ Burger King. Với thương vụ trên, thương hiệu thức ăn nhanh đứng thứ 2 tại Mỹ sẽ có cơ hội rà soát lại hoạt động của mình nhằm thu ngắn cách biệt với gã khổng lồ đầu ngành McDonald.

Chủ tịch kiêm CEO của Burger King John Chidsey vẫn giữ nguyên chức vụ trong giai đoạn chuyển giao. Khi đã hoàn tất, ông sẽ đảm nhận vị trí đồng chủ tịch với giám đốc quản lý 3G Alex Behring. Vụ mua bán sẽ hoàn tất trong 3 tháng cuối năm 2010. Tuy nhiên, Burger King vẫn còn thời gian đến 12/10 để thay đổi quyết định nếu có lời đề nghị mua lại hấp dẫn hơn.

"Giá mà 3G đưa ra rất tốt và khiến các cổ đông Burger King hài lòng. Khả năng có người trả giá cao hơn khá ít. Việc định giá dựa vào các giá trị nền tảng vững mạnh mà Burger King đang sở hữu hiện tại" – một chuyên gia phân tích.

Burger King ra sàn giao dịch chỉ mới 4 năm, và giá cổ phiếu ban đầu là 17 USD/cổ phiếu. Chốt phiên chứng khoán hôm thứ 3, cổ phiếu của hãng đã giảm 31% so với cuối năm 2008 trong khi cổ phiếu đối thủ cạnh tranh McDonald lại tăng 18%.

Gần đây, Burger King đang chịu ảnh hưởng bởi tỷ lệ thất nghiệp cao trong nhóm khách hàng cốt lõi, đà phục hồi kinh tế chậm chạp ở Mỹ và chính sách tiết kiệm ở châu Âu. Trong tương lai, thương hiệu cần thay đổi mô hình kinh doanh để bắt kịp với thị hiếu hiện đại và khẳng định các giá trị cốt lõi với khách hàng.

9. Southwest mua AirTran

Hôm 27/9, hãng hàng không Southwest cho biết đã nhất trí mua lại đối thủ AirTran với giá 1,4 tỷ USD. Với thương vụ này, Southwest sẽ chiếm một thị phần lớn hơn ở khu vực Đông Bắc và Atlanta - trung tâm đi lại nhộn nhịp nhất ở Mỹ. Ngoài ra, nó cũng sẽ giúp Southwest mở rộng các đường bay quốc tế tới Mexico và khu vực Caribean.

Hiện nay, Southwest là hãng hàng không lớn thứ 4 ở Mỹ xét về mức độ lưu lượng các chuyến bay. Dự kiến thương vụ này sẽ kết thúc trong nửa đầu của năm tới sau khi nhận được sự chấp thuận của cổ đông hai hãng và cơ quan điều phối liên bang. Southwest và AirTran cho biết hãng hàng không mới sau khi sáp nhập sẽ hoạt động ở hơn 100 sân bay khác nhau và phục vụ hơn 100 triệu hành khách.

Các nhà phân tích cho rằng với việc sáp nhập của hai hãng hàng không nói trên, các hành khách ở những thành phố nhỏ tại Mỹ sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn đối với các chuyến bay hay quá cảnh. Điều này có nghĩa là hành khách có nhiều cơ hội hơn để tránh tình trạng chuyến bay bị chậm hay bị hủy.

Southwest thấy cần thiết phải tăng thêm quy mô để đảm bảo tính cạnh tranh. Nhu cầu cắt giảm số lượng chỗ ngồi là động lực đằng sau sau thỏa thuận này. Nhiều năm qua, ngành hàng không đã có quá nhiều máy bay theo đuổi quá ít khách hàng, giết chết lợi nhuận. Điều đó đang thay đổi. Dù vậy, với hành khách, kết quả sẽ vẫn là giá vé trung bình cao hơn.

Ngoài ra, Southwest còn cho biết hãng này sẽ giảm các chi phí cước hành lý của AirTran khi mà thương vụ kết thúc. Hiện nay, AirTran tính phí 20 USD cho kiện hành lý kiểm tra thứ nhất và 25 USD cho kiện thứ hai.

10. IBM bán trái phiếu

Đối với những tập đoàn đang tìm kiếm khoản vay mượn, thì bối cảnh kinh tế yếu kém và chính sách kìm lãi suất ở mức thấp kỷ lục của Cục Dự trữ Liên bang (Mỹ) chính là một cơ hội không thể bỏ qua. Thực tế đó càng được củng cố trong mùa hè này, khi IBM thu về 1,5 tỷ USD tiền bán trái phiếu kỳ hạn 3 năm với mức lãi suất chỉ 1%.

Sau IBM, một loạt các công ty lớn khác cũng bán trái phiếu với mức lãi suất tương đương. Nhưng vào thời điểm đó, trái phiếu IBM có lãi suất thấp nhất trong hơn 3.400 chứng khoán thuộc chỉ số Capital U.S. Corporate Index của Barclay. Hai năm trước, tưởng như tất cả nợ của Mỹ đều là nợ rủi ro cao. Các nhà đầu tư đòi lãi suất cao hơn với thậm chí nợ an toàn nhất.

Ngoài ra, thương vụ của IBM còn là một dấu hiệu quan trọng khác cho thấy, nền kinh tế Mỹ đang hồi phục.

- Diệp Anh -

(Thanh Phương -

Theo Vneconomy)

Share:

Thứ Hai, 10 tháng 9, 2012

Whisky Scotland bảo vệ thương hiệu ở VN

whisky-scotlandHiệp hội sản xuất rượu whisky của Scotland (SWA) vừa chào mừng ba thắng lợi liên tiếp của mình trong việc bảo vệ thương hiệu whisky Scotland trên thị trường quốc tế như một sản phẩm chỉ có thể được sản xuất tại Scotland, với một quyết định quan trọng dự kiến đưa ra vào đầu năm mới.

Sau hai năm đàm phán, Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam (NOIP) đã đồng ý để Scotch whisky được đăng ký như một "chỉ dẫn địa lý về xuất xứ (GI)", SWA cho truyền thông Anh biết.

Một phát ngôn nhân của hiệp hội này nói với Martin Flanagan của tờ báo mạng Scotland.com rằng SWA lần đầu tiên nộp đơn xin bảo hộ sản phẩm tại Việt Nam vào năm 2008.

"Việc này sẽ tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các hành động của chúng tôi chống lại bất kỳ hành vi bắt chước sản phẩm nào của chúng tôi ở Quốc Gia này, một khi Chính phủ công nhận Scotch whisky phải được sản xuất ở đây (Scotland), như một cam kết chính thức," phát ngôn nhân này nói.

Bước đột phá tại Việt Nam diễn ra sau khi các động thái bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tương tự đã được ban hành cho loại rượu nổi tiếng này ở Trung Quốc và Panama trong mấy tuần gần đây.

Diễn biến này cũng xuất hiện ngay trước khi có một quyết định dự kiến được ban hành từ chính quyền ở Ấn Độ.

Động thái thúc đẩy

Kenny Gray, cố vấn pháp lý của SWA chịu trách nhiệm về thị trường Việt Nam, cho biết: "chỉ dẫn địa lý xuất sứ trong bảo hộ tại Việt Nam là một động thái thúc đẩy thực sự đối với Scotch whisky tại một thị trường mới nổi quan trọng.

"Với các bảo hộ tương tự được ban hành ở Trung Quốc và Panama, thông báo về ba quyết định này sẽ giúp bảo vệ người tiêu dùng trước các sản phẩm giả mạo."

Tại một sự kiện ở Hà Nội, Cục Sở hữu Trí tuệ công bố giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý xuất xứ trước sự hiện diện của TS. Anthony Stokes, Đại sứ Anh tại Việt Nam, và các đại diện pháp lý địa phương của hiệp hội thương mại.

SWA cho biết trong khi xuất khẩu sang Việt Nam đạt gần một triệu bảng mỗi năm, quốc gia này được coi như một thị trường mới nổi được ưu tiên cao đối với ngành công nghiệp rượu Whisky. Trong năm 2009, kim ngạch xuất khẩu của loại rượu này sang Trung Quốc đạt 44 triệu bảng, so với 30 triệu bảng ở thị trường Ấn Độ.

thuong-hieu-whisky

Tuy nhiên, tiếp cận thị trường Việt Nam của Scotch Whisky, vẫn theo tờ báo mạng của Scotland, còn gặp hạn chế, vì loại rượu này vẫn phải đối mặt với mức thuế nhập khẩu cao là 55%.

Tuy nhiên phát ngôn nhân của SWA kỳ vọng: "Khi kinh tế Việt Nam phát triển, với một số lượng ngày càng tăng người tiêu dùng có nhu cầu và có khả năng mua các sản phẩm nhập khẩu cao cấp, một khi tiếp cận thị trường được cải thiện, ngành công nghiệp này tin sẽ có được những cơ hội tương tự mà các sản phẩm của Scotch whisky đã có được ở những nơi khác thuộc Đông Nam Á.

(Phương Trinh -

Theo BBC.co.uk)

Share:

Thứ Bảy, 8 tháng 9, 2012

Shopbox - mô hình bán lẻ trong tương lai?

SHOPBOX là một cửa hàng bán lẻ kì lạ vừa xuất hiện ở Brooklyn - New York. Cả cửa hàng gói gọn trong một container sơn ba màu cam - xanh - trắng bắt mắt được cải tiến thêm các ô kính trưng bày.

Shopbox

Trong cửa hàng hoàn toàn không có bất kì nhân viên phục vụ nào. Nếu muốn mua hàng, khách hàng phải sở hữu iPad và dùng thiết bị này nhắn tin đơn đặt hàng. Hàng hóa sau đó sẽ được chuyển đến tận nhà. Đây là cách kết hợp độc đáo giữa ngành bán lẻ và công nghệ.

Kỹ sư thiết kế ra SHOPBOX cho biết " Cửa hàng này giống như một máy bán hàng tự động cỡ lớn". Ánh sáng và hàng hóa trưng bày trong cửa hàng được thiết kế để có thể thay đổi tự động bằng hệ thống máy tính điều khiển từ xa. Một trong các vách của SHOPBOX có gắn một màn hình video hướng dẫn mua hàng.

"SHOPBOX chỉ là một chiếc hộp trưng bày hàng hóa. Các cửa hàng cũng tương tự như vậy nhưng bạn phải tốn một chi phí khá lớn để duy trì hoạt động. SHOPBOX của chúng tôi linh hoạt hơn nhiều và có thể di chuyển đến bất kì đâu, vào bất kì lúc nào. Không chỉ đem đến cho khách hàng trải nghiệm mua sắm thuận tiện mà còn có cơ hội ngắm nhìn một tác phẩm nghệ thuật."

Will Robinson - chủ sở hữu SHOPBOX cho biết. Phát minh này hỗ trợ khách hàng mua sắm tiện lợi hơn. Một mặt, khách đỡ phải chen chân trong các siêu thị, mặt khác hình thức này cũng giúp khắc phục được một phần của hình thức mua hàng online là không nhìn thấy được sản phẩm thật.

Shopbox-Container

Các sản phẩm được bán tại SHOPBOX thay đổi thường xuyên, đa dạng và phong phú với nhiều chủng loại sản phẩm và giá cả khác nhau. Tiêu chí hoạt động của cửa hàng là "Made in America - Shipping to America" - chỉ bán hàng các mặt sản xuất tại Mỹ cho khách hàng tại Mỹ.

Sản phẩm được bày bán có giá từ 4 đô là (bóng ) đến 600 đô la (bàn ăn) và thậm chí 2500 đô la (2500 đô la). Trong những ngày đầu đi vào hoạt động, các container-cửa hàng còn được chế tạo để khách hàng nhìn thấy cơ chế hoạt động bên trong.

Nhận thấy khách hàng e ngại sử dụng iPad ngay giữa phố, Robison đã có kế hoạch chuyển đổi sang hệ thống thanh toán trên điện thoại di động không cần đăng ký tài khoản. Người dùng có thể nhắn tin đặt hàng và sau đó, có thể kiểm tra lại giỏ hàng và thanh toán qua các hệ thống thanh toán trực tuyến như Paypal hay Google bất kì lúc nào.

Shopbox-brand

Theo Robinson, một trong những khó khăn mà hình thức mua hàng qua điện thoại khiến nhiều khách hàng lo ngại là vấn đề bảo mật. Tuy nhiên, so với hình thức mua hàng qua mạng thì mua hàng qua hệ thống SHOPBOX an toàn hơn nhiều. Khách hàng chỉ gửi các mã số qua mạng điện thoại chứ không phải là thông tin tài khoản ngân hàng. Thử thách lớn nhất là giúp khách hàng.

Thuong-hieu-Shopbox

Theo Paco Underhill, tác giả quyển sách "Why We Buy: The Science of Shopping" không tin tưởng lắm vào sự thành công của SHOPBOX vì iPad là một thiết bị đắt tiền. Tuy nhiên, trong tương lai gần, hình thức mua sắm kết hợp nhiều hình thức sẽ phổ biến hơn. Người mua xem hàng hóa trên mạng, đến cửa hàng xem và quyết định mua, sau đó thanh toán qua điện thoại di động.

Mua hàng qua các thiết bị di động ngày càng phổ biến trên thế giới. Tại Hàn Quốc, ở các ga tàu điện ngầm đã có những cửa hàng tạp hóa tự động cho phép khách hàng mua hàng bằng cách quét mã QR, sau đó hàng hóa sẽ được giao tận nhà.

- Huỳnh Nguyễn -

(Phương Trinh -

Theo Doanh nhân Sài Gòn/ INC )

Share:

Thứ Sáu, 7 tháng 9, 2012

Sức mạnh của thương hiệu mẹ trong xây dựng thương hiệu

Xây dựng thương hiệu theo thương hiệu mẹ có thể là một chiến lược marketing thành công. Tuy nhiên, chiến lược này phụ thuộc vào việc xây dựng một hệ thống nhận diện thương hiệu rõ ràng và nhất quán trên tất cả các thương hiệu nhánh.

marketing

Một điểm cần lưu ý là mặc dù cách tiếp cận này có thể là  màn khởi động cho các thương hiệu nhánh ra mắt thị trường nhưng hiệu ứng lan tỏa không được bảo đảm. Chỉ khoảng một phần tư quảng cáo của các thương hiệu nhánh mang lại lợi ích cho các thương hiệu nhánh khác trong cùng danh mục, vì thế thương hiệu cần phải hỗ trợ sự ra mắt của từng thương hiệu nhánh. Thêm vào đó, việc giới thiệu các thương hiệu nhánh có thể giúp củng cố hình ảnh thương hiệu mẹ nhưng nếu quá tập trung truyền thông cho các thương hiệu nhánh cũng có thể làm ảnh hưởng tới hình ảnh thương hiệu cốt lõi.

Chìa khoá mang tên "nhất quán"

Sử dụng ảnh hưởng của thương hiệu mẹ là cách tiếp cận thường thấy trong quản trị thương hiệu. Cụ thể là tên thương hiệu mẹ được dùng cho tất cả các sản phẩm của công ty. Trong những trường hợp như vậy, có quan điểm cho rằng hiệu ứng lan tỏa sẽ làm lợi cho từng thương hiệu nhánh. Hiệu ứng lan tỏa thường có tác dụng kích hoạt một thương hiệu nhánh mới thông qua sự quen thuộc, danh tiếng và mối liên kết. Để thành công trong hướng đi này, tính nhất quán chính là chìa khoá.

Hỗ trợ vẫn cần thiết

Khi các thương hiệu nhánh có sự khác biệt về mặt chức năng, chúng ta không nên quan niệm rằng quảng cáo cho thương hiệu mẹ và một số thương hiệu nhánh không có nghĩa là đã ảnh hưởng tích cực đến các thương hiệu nhánh khác. Thông thường, thương hiệu nhánh cần sự hỗ trợ từ thương hiệu mẹ khi ra mắt. Thống kê cho thấy thương hiệu có tiềm năng phát triển, nhưng nó không nhận được hiệu ứng lan tỏa từ các thương hiệu "anh em" thuộc những ngành hàng khác (những ngành được đầu tư rất lớn). Trong dài hạn, hiệu ứng lan tỏa sẽ củng cố nhận thức thương hiệu trong ngành hàng đó, thậm chí là có tác dụng xây dựng nó. Khi thương hiệu nhánh có sự khác biệt lớn với các thương hiệu khác trong gia đình, nó chủ yếu phải dựa vào chính bản thân thương hiệu.

Hiệu ứng lan tỏa có thể khiến một thương hiệu "sống" trong tâm trí người tiêu dùng bằng cách đưa ra những dấu hiệu ghi nhớ về sự tồn tại của thương hiệu. Nhưng trong một ngành hàng năng động với chức năng cụ thể, thương hiệu cũng cần đưa ra những lý do để khách hàng chọn lựa thương hiệu của họ thay vì các thương hiệu khác.

Hiệu ứng lan tỏa đối với thương hiệu mẹ

Có ba dạng hiệu ứng lan tỏa: từ thương hiệu nhánh sang thương hiệu mẹ, từ thương hiệu mẹ sang thương hiệu nhánh và từ thương hiệu nhánh sang thương hiệu nhánh. Tuy nhiên, trên thực tế hiệu ứng lan tỏa là tác động điển hình của thương hiệu nhánh lên thương hiệu mẹ, và chứ ít khi ngược lại.

Lynx là thương hiệu lớn nhất trên thị trường sản phẩm khử mùi cho nam giới. Thương hiệu này đã xây dựng trong nhiều năm thông qua rất nhiều hoạt động quảng cáo biến nó trở thành thương hiệu sản phẩm khử mùi quyến rũ. Các sản phẩm khử mùi có dạng xịt toàn thân đóng góp đến 70% doanh số bán hàng. Tuy nhiên người tiêu dùng có một cảm nhận cố hữu về Lynx. Là một thương hiệu trẻ sản xuất nhiều sản phẩm xịt toàn thân và khử mùi nên nói đến Lynx, người ta nghĩ đến một thương hiệu "thơm", chứ không phải thương hiệu trong ngành sản phẩm chống đổ mồ hôi. Lynx có ra mắt một dòng sản phẩm chống mồ hôi mang tên Lynx Dry. Để thương hiệu Lynx ngày càng lớn mạnh trong tương lai, đội ngũ marketing phải đối mặt với hai cuộc chiến: thu hút thanh thiếu niên sử dụng các sản phẩm xịt thơm toàn thân và khuyến khích khách hàng hiện tại trung thành với thương hiệu Lynx. Nhưng tái định vị toàn bộ thương hiệu sang dòng sản phẩm chống đổ mồ hôi không phải là một hướng đi khôn ngoan. Lynx có rất nhiều sản phẩm khử mùi dạng xịt toàn thân không có tác dụng chống đổ mồ hôi và họ không muốn đánh mất những khách hàng ở nhóm sản phẩm này. Vì vậy, việc giới thiệu nhãn hàng Lynx Dry có khả năng mang lại hiệu quả cao. Điều này giúp mở rộng nhượng quyền thương hiệu, khắc phục nhược điểm danh tiếng gắn liền với dòng sản phẩm hiện tại và đảm bảo thương hiệu có sản phẩm phù hợp với mọi lúa tuổi và nhu cầu. Quảng cáo Lynx Dry cũng tận dụng phong cách quảng cáo quyến rũ vốn có của thương hiệu.Kết quả là hình ảnh của Lynx được đón nhận tích cực.

Một ví dụ khác, một sản phẩm tẩy rửa mới ra mắt thị trường dưới danh tiếng của thương hiệu mẹ vốn đã có nhiều sản phẩm tẩy rửa trên thị trường. Sản phẩm được quảng cáo rầm rộ trên truyền hình của ba vùng cụ thể còn các vùng khác không được quảng cáo nhiều. Sản phẩm cũng được giới thiệu ở các cửa hàng trên toàn quốc. Tuy nhiên, quảng cáo truyền hình cung cấp nhiều thông tin mới, khác lạ dưới hình thức độc đáo và mang tính chất quảng bá cho sản phẩm mới. Chi tiêu quảng cáo khổng lồ đã nâng cao hình ảnh thương hiệu và tạo ra hiệu ứng xung quanh thương hiệu mẹ. Ở những vùng mà sản phẩm mới không được quảng cáo rầm rộ, nhận thức và hình ảnh của thương hiệu mẹ không có gì thay đổi hoặc thậm chí còn có phần giảm sút.

Sử dụng tin tức về thương hiệu nhánh để hỗ trợ thương hiệu mẹ có thể rất hiệu quả, tái tạo sức sống cho thương hiệu cũng như làm cho nó hiện đại và cải tiến hơn. Nếu sở hữu những thương hiệu nhánh có sức hút cao, thương hiệu càng có lý do làm điều này, đặc biệt là nếu thương hiệu mẹ đang giảm sút hoặc bị cảm nhận là cũ kỹ và không hợp thời.

Thương hiệu mẹ có thể lướt sóng trên các thương hiệu nhánh mới nếu họ có thể trẻ hoá thương hiệu thành công như trong ví dụ dưới đây.

Tuy nhiên, phụ thuộc vào hiệu ứng lan tỏa không phải là lựa chọn thông minh. Mặc dù hiệu ứng lan tỏa từ quảng cáo hoàn toàn có thể, nhưng chúng không phổ biến. Một nghiên cứu 131 trường hợp cho thấy khi một thương hiệu nhánh được quảng cáo, chỉ 23% tạo ra hiệu ứng lan tỏa tích cực đối với doanh số ngắn hạn của một thương hiệu nhánh khác. Trong số những trường hợp tích cực kể trên chỉ có 5% là có hiệu quả cao.

Sự hỗ trợ của thương hiệu nhánh có thể ảnh hưởng đến lĩnh vực kinh doanh chủ đạo

Thương hiệu cần phải tạo sự cân bằng giữa lợi ích của việc quảng cáo thương hiệu nhánh và định vị chủ đạo của thương hiệu. Quảng cáo thương hiệu nhánh có thể tạo ra phản hồi mạnh mẽ từ phía người tiêu dùng bởi quảng cáo thường đưa ra thông tin hoặc truyền thông khác biệt của thương hiệu nhánh so với các thương hiệu đã có. Tuy nhiên, cũng có những nguy cơ nhất định. Bởi quảng cáo sẽ thường nhấn mạnh sự khác biệt giữa thương hiệu mẹ và thương hiệu nhánh, nếu quá chú trọng quảng cáo thương hiệu nhánh có thể làm giảm giá trị cốt lõi của thương hiệu.

- Nguồn: Công ty nghiên cứu thị trường về thương hiệu Millward Brown -

(Phương Trinh -

Theo Branddance )

Share:

Thứ Năm, 6 tháng 9, 2012

Logo huyền thoại của Rolls-Royce sắp tròn 100 tuổi

spirit-of-ecstasyMercedes sử dụng ngôi sao ba cánh đơn giản nhưng ấn tượng, Maybach có chữ M kép, Bentley dùng biểu tượng chữ B. Nhưng ít hãng nào có được niềm tự hào như Rolls-Royce.

Spirit of Ecstasy, biểu tượng hãng xe hạng sang Anh quốc, đã được gần một thế kỷ và vẫn được trọng dụng cho đến ngày nay. Vào thời cực thịnh, các đại lý của Rolls-Royce thường trưng bày các bức tượng điêu khắc cỡ lớn trong showroom.

Ngày nay, người hâm mộ hoàn toàn có thể tậu một chiếc như thế, mang về nhà hoặc để ở văn phòng làm việc. Đó chính là các tác phẩm đặc biệt của hãng Priory Fine Arts.

Priory chế ra các bản sao cỡ lớn (có thể cao tới 67 cm) từ nguyên mẫu, với mỗi chiếc 3.140 USD. Giá bán này có thể thương lượng, nhưng chắc chắn nếu làm bằng vàng hoặc bạc, con số còn cao hơn thế.

Spirit of Ecstasy vốn lấy nguyên mẫu từ Eleanor Thornton, một phụ nữ có sắc đẹp mê hồn, thông tuệ và hài hước, có một mối tình bí mật kéo dài 10 năm với chính ông chủ của mình, John Walter Edward-Scott-Montagu.

Montagu đặt hàng nhà điêu khắc Charles Robinson Sykes, bạn ông, một biểu tượng đặc biệt để gắn lên chiếc xe riêng Rolls Royce Silver Ghost. Tác giả đã chọn chính Eleanor Thornton làm người mẫu và đặt tên cho cho tác phẩm của mình là Whisper (Lời thì thầm). Bức tượng nhỏ mô tả một phụ nữ trẻ, vạt áo bay trong gió, vươn mình về phía trước, với ngón tay trỏ đặt trên môi.

Noi gương Montagu, lãnh đạo hãng Roll-Royce yêu cầu Charles Sykes tạo ra một biểu tượng có thể tô điểm cho bất kỳ chiếc Rolls-Royce Silver Ghost nào. Tháng 2/1911, Spirit of Ecstasy ra mắt.

Thuật ngữ Spirit of Ecstasy không phổ biến bằng cái tên Emily, còn người Mỹ thường gọi là Silver Lady hay Flying Lady.

spirit-of-ecstasy-1

Nguyên mẫu của bức tượng là một phụ nữ tên Eleanor Thornton, thư ký kiêm người tình bí mật của biên tập John Walter Edward-Scott-Montagu của tạp chí The Car Illustrated.

spirit-of-ecstasy-2

Khi ra đời, bức tượng nhỏ gắn trên mũi xe đã mau chóng trở thành một thứ mốt thời thượng. Rất nhiều khách hàng của Rolls-Royce bắt chước Montagu, nhưng lại chọn những chủ đề phóng túng hơn nhiều, thậm chí thô tục.

spirit-of-ecstasy-3

Spirit of Ecstasy được chế tạo bằng một phương pháp cổ xưa là đổ khuôn sáp ong, dẫn đến kết quả không có biểu tượng nào giống nhau tuyệt đối.

spirit-of-ecstasy-4

Spirit of Ecstasy trên mũi xe Rolls-Royce là tác phẩm để đời của nhà điêu khắc Charles Robinson Sykes. Còn phiên bản cỡ lớn là của hãng Priory Fine Arts.

spirit-of-ecstasy-5

Ở chân mỗi sản phẩm, Charles Sykes cho khoan dòng chữ "Charles Sykes, February 1911" hoặc "Feb 6, 1911", đôi khi chỉ đơn giản là "6.2.11".

spirit-of-ecstasy-7

Trong khoảng thời gian từ 1911 tới 1914, Spirit of Ecstasy được mạ bạc, dẫn tới sự nhầm tưởng rằng nó làm từ kim loại quý và trở thành món mồi cho những tay chôm chỉa.

spirit-of-ecstasy-8

Bản thân Royce, người sáng lập ra hãng xe không thích Spirit of Ecstasy, ông cho rằng nó chỉ làm một món đồ trang sức rẻ tiền, chạy theo mốt. Royce phàn nàn bức tượng nhỏ này làm vướng tầm nhìn phía trước. Việc hãng xe hơi Anh đặt hàng biểu tượng này diễn ra trong lúc Royce đang nghỉ ốm. Chính vì vậy, riêng những chiếc xe chính hãng do Royce sở hữu không hề xuất hiện biểu tượng Spirit of Ecstasy .

spirit-of-ecstasy-9

Tuy nhiên, sau gần một thế kỷ ra đời, Spirit of Ecstasy vẫn là biểu tượng được rất nhiều người ngưỡng mộ và là niềm tự hào của các chủ xe Rolls-Royce.

(Phương Trinh -

Theo Vnexpress/Priory Fine Arts)

Share:

Thứ Tư, 5 tháng 9, 2012

FedEx với chiến dịch quảng cáo mới

fedex-adsFedEx Express (FedEx), công ty con của tập đoàn FedEx và là một trong những công ty phát chuyển nhanh lớn nhất thế giới vừa ra mắt chiến dịch quảng cáo mới tập trung làm nổi bật tính chuyên nghiệp của mình trong việc vận chuyển hàng hóa từ châu Á sang châu Âu.

Chiến dịch quảng cáo mới bao gồm hai hình ảnh với thông điệp thể hiện sự am tường của Fedex về những sắc thái của cuộc sống và việc kinh doanh tại châu Âu, để có thể đảm bảo vận chuyển hàng hóa đến khu vực này nhanh chóng và đáng tin cậy.

Chiến dịch quảng cáo mới này sẽ được đưa ra tại 11 thị trường châu Á Thái Bình Dương – Úc, Hongkong, Nhật, Hàn Quốc, Malaysia, New Zealand, Philippines, Singapore, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam. Chiến dịch này được ra mắt đúng thời điểm với những cơ hội kinh doanh thương mại đầy hứa hẹn giữa châu Á và châu Âu.

Theo thống kê của EuroState, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản đã đăng ký mức tăng trưởng hai con số xuất khẩu sang 27 Quốc Gia của Liên minh châu Âu trong sáu tháng đầu năm 2010, đánh dấu mức tăng 22%, 17% và 12% liên tục hàng năm.

Fedex tới châu Âu

FedEx, công ty chuyển phát nhanh lớn nhất thế giới, thông báo đợt khuyến mãi mới nhất dành cho các khách hàng mở tài khoản trước ngày 30/11/2010 và chuyển hàng đi bất cứ địa danh nào thuộc Châu Âu trước ngày 31/12/2010. Các khách hàng thỏa mãn điều kiện khuyến mãi trên sẽ được nhận ngay môt USB 8GB mô hình máy bay FedEx. Để biết thêm chi tiết, xin truy cập trang web www.fedex.com/europe hoặc gọi tới bộ phận Dịch Vụ Khách Hàng FedEx số 1800 585835

Fedex cũng đồng thời giới thịêu một chiến dịch quảng cáo mới giới thiệu tính chuyên nghiệp trong dịch vụ chuyển phát từ châu Á đến châu Âu của công ty. Chiến dịch mới này sẽ ra mắt tại 11 thị trường ở Châu Á Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam. Châu Âu là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Việt Nam và FedEx luôn luôn cung cấp dịch vụ chuyển phát tốt nhât từ Châu Á tới Châu Âu.

(Phương Trinh -

Theo Doanh Nhân Sài Gòn)

Share: